SECC, TP. Hồ Chí Minh
12-15/11/2025

Thị trường cá toàn cầu

Theo tờ Food Outlook, thị trường cá và thủy sản tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế của những thị trường truyền thống. Ở Nhật Bản, đồng tiền yếu làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Ở Hoa Kỳ, các mặt hàng nhập khẩu trong nửa đầu năm đã chững lại cả về giá trị lẫn khối lượng. Nhu cầu của các nước đang phát triển tăng lên với cả các sản phẩm nhập khẩu và nội địa, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng.

 

Thuế nhập khẩu dành cho các sản phẩm cá và thủy sản vào các quốc gia phát triển gần như bằng 0. Do vậy để tiếp cận được thị trường thủy sản, các nhà xuất khẩu quan tâm tới việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nước nhập khẩu hơn là thông tin về thuế. Tuy nhiên, việc gia tăng các tiêu chuẩn tự nguyện mới liên quan đến các yếu tố sản xuất bền vững, nguồn gốc xuất xứ và các chứng nhận khác đang làm tăng thêm chi phí cho các sản phẩm mà không mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất.

Cá thịt trắng là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trong sản xuất và thương mại toàn cầu, và nhận được sự quan tâm của các đơn vị chế biến khi thị trường này đang sôi động trở lại. Sự phục hồi này do lượng tăng lên từ cá thịt trắng trong tự nhiên và từ các trang trại chăn nuôi.

Tổng quan về các sản phẩm cá

Cá rô phi

Sản lượng cá rô phi hàng năm đạt 3,5 triệu tấn và đang mở rộng tại các khu vực châu Á, Nam Mỹ và châu Phi nhằm mục tiêuđáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và khu vực. Còn tại Châu Âu, nhu cầu đối với mặt hàng này còn hạn chế, cần phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để nâng cao nhận thức của thị trường.

Năm 2012, sản lượng cá rô phi ở Trung Quốc ước tính đạt 1,5 triệu tấn, tăng từ con số 1,4 triệu tấn trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay, các nguồn tin đều cho thấy một sự suy giảm ít nhất là 30% về sản lượng trong năm 2013. Nguyên nhân là do hạn chế về tài chính của ngư dân. Việc này đã đẩy giá bán tại các thị trường chính như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ cũng tăng nhập khẩu cá phi lê tươi từ Trung Quốc với khối lượng nhập khẩu lên tới 14.100 tấn trong hai quý đầu năm, trong khi nhập khẩu cá rô phi lại giảm 10% xuống còn 97.000 tấn. Ngược lại thì lượng nhập khẩu cá rô phi đông lạnh tại thị trường EU lại tăng lên trong năm 2013, mặc dù khối lượng vẫn còn tương đối thấp. Châu Á là nhà cung cấp chính cho thị trường EU, đặc biệt là Trung Quốc, chiếm 99% thị trường EU.

Cá tra, cá basa

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo sản lượng cá tra trong năm 2014 đạt khoảng 1,65 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2013. Theo thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra trong năm 2013 đạt 1,76 tỷ USD. Thị trường và giá biến động khiến nhiều ngư dân không duy trì được mức sản xuất trong năm 2013. Trước tình hình đòi hỏi cắt giảm chi phí và ngăn ngừa sự cạnh tranh và phá giá của chính các nhà xuất khẩu trong nước, VASEP đề nghị thành lập một công ty đại diện cho tất cả các nhà xuất khẩu cá tra địa phương để đưa sản phẩm vào thị trường EU. Thị trường đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ đã tăng giá trị nhập khẩu gần 13% trong hai quý đầu năm 2013, nhưng nguồn cung bị thắt chặt của Việt Nam chỉ tăng thêm được một khối lượng nhỏ sản phẩm. Xuất khẩu sang thị trường EU năm 2013 đã giảm 9,4% so với năm 2012. Tuy nhiên, các nước Châu Mỹ La Tinh, Đông Nam Á và Trung Đông đều tăng giá trị nhập khẩu. Do đó, Việt Nam sẽ tìm cách chuyển hướng sản phẩm sang các thị trường nhập khẩu khác hơn là tập trung vào Hoa Kỳ và EU.

Bột cá

Giá bột cá tiếp tục tăng khoảng 43% từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2013 trong khi giá bột đậu vẫn tương đối ổn định trong cùng thời kì. Sự gia tăng về chênh lệch giá này đã làm cho những người nông dân lựa chọn phương thức ít tốn kém hơn là sử dụng bột cá để làm thức ăn chăn nuôi thay thế. Tổng sản lượng bột cá tại Chi Lê và Peru trong nửa đầu năm 2013 đã giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù Đan Mạnh và Na Uy cũng đã bổ sung lượng thiếu hụt trong sản xuất. Trung Quốc là thị trường chính của bột cá Peru trong năm 2013. Nhu cầu bột cá ở Đức cũng tăng lên đáng kể so với năm trước, còn tại Vương quốc Anh nhập khẩu bột cá đã giảm. Tại Hoa Kỳ, nhu cầu đối với mặt hàng này tiếp tục tăng do nhu cầu mạnh mẽ của các sản phẩm thịt như thịt gà và thịt lợn.

Dầu cá

Giá dầu cá tiếp tục ổn định và đạt mốc mới cao hơn vào giữa năm 2013. Nhu cầu về các sản phẩm cá nuôi tăng sẽ làm tăng giá dầu cá vì đây là thành phần thức ăn chính của những loài cá ăn thịt. Nhu cầu về dầu cá để bổ sung dinh dưỡng cũng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, hạn chế hạn ngạch cá làm nguyên liệu cũng sẽ tạo áp lực và sự biến động về giá. Lượng tiêu thụ toàn cầu của cá nuôi được dự báo là sẽ vượt qua các loài cá tự

nhiên vào năm 2015 (hoặc có thể sớm hơn). Điều này đảm bảo nhu cầu về dầu cá còn rất mạnh. Sản lượng dầu cá năm 2013 giảm 22% so với năm 2012 chủ yếu là do sản lượng tại các nước Châu Mỹ Latinh giảm như Peru. Trong khi đó, xuất khẩu của Chi Lê tăng và xuất khẩu của Hoa Kỳ thì vẫn ổn định.

Cá ngừ

Nhìn chung nhập khẩu cá ngừ năm 2013 thấp hơn năm 2012. Giá cá đông lạnh giao tại Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2012. Đối với cá ngừ mắt to đông lạnh sashimi chất lượng cao, nguồn cung cấp dự kiến sẽ thấp hơn năm ngoái và mức giá ổn định hơn. Nhật Bản, thị trường cá ngừ sashimi lớn nhất, cũng kém sôi động với lượng nhập khẩu thấp hơn trong nửa đầu năm 2013. Nhu cầu đối với cá ngừ ashimi được cải thiện từ đầu mùa thu, nhưng doanh số bán hàng năm 2013 vẫn giảm do thời tiết ấm áp.

Ngược lại, nhu cầu bán lẻ thịt cá ngừ mắt to vẫn cao đối với cá có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dương do người tiêu dùng vẫn ưu tiên các sản phẩm chất lượng. Cầu về cá ngừ sashimi tươi ướp lạnh vẫn ổn định ở Hoa Kỳ. Đối với cá ngừ không đóng hộp thì Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai. Cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 14% đạt 80.700 tấn trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi tổng lượng nhập khẩu của 4 nước Ý, Pháp, Đức, Anh tăng 7%, đạt 193.400 tấn. Nhu cầu cá ngừ đóng hộp cũng tăng lên tại nhiều thị trường mới. Cá ngừ đóng hộp của các nước châu Á hy vọng có thể tiếp cận tốt hơn với thị trường EU vào năm tới. Trong khi đó, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào sản phẩm đáp ứng được thị hiếu và thể hiện giá trị của đồng tiền. Tuy vậy, giá cá ngừ đóng hộp vẫn sẽ ở mức cao.

Cá hồi

Kể từ khi phục hồi mức giá sau sự sụt giảm năm 2011, bắt đầu từ cuối năm 2012, thị trường cá hồi tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tích cực đã đẩy doanh thu xuất khẩu đạt mức kỷ lục, đặc biệt là các nhà sản xuất cung cấp cho thị trường EU. Một phần nguyên nhân của việc tăng giá là vì lượng cá thu hoạch trong nửa đầu năm nay thấp hơn. Xu hướng giá gần đây bắt đầu giảm do có những dấu hiệu không tốt của nhu cầu cũng như là chi phí nguyên liệu đầu vào cao. Tuy nhiên, sự cân bằng thị trường vẫn còn ngăn chặn được sự suy giảm giá trước khi giá xuất khẩu của Na Uy lại đạt mức thấp nhất là 4,5USD/kg vào tháng 4/2011 và nhu cầu theo mùa sẽ sớm làm giá tăng trở lại.

Nhiều hy vọng rằng nguồn cung giảm sẽ dẫn tới sự tăng giá và cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Chi Lê mặc dù có khả năng sẽ phải đối mặt với sự tăng giá thức ăn trong tương lai. Các nhà cung cấp sẽ tìm đến các thị trường mới như Braxin, Trung Quốc và cũng như là Na Uy để bù đắp sự sụt giảm tỷ lệ nhập khẩu thủy sản tại thị trường Nhật Bản. Các công ty tại Na Uy đang làm ăn phát đạt với tổng giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục 3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2013, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù có sự suy giảm về sản lượng xuất khẩu, sản lượng của Na Uy vẫn dẫn đầu thị trường, còn sản lượng của EU hầu như không thay đổi nhưng giá trị lại tăng lên. 

Bản tin ngành hàng cá do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện.