SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

6 xu hướng định hình tương lai doanh nghiệp FMCG lĩnh vực Thực phẩm & Đồ uống trong 2024

Năm 2023 đã đặt ra vô vàn thách thức cho các công ty thực phẩm và đồ uống ngành FMCG. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào những khó khăn đã gặp phải trong 12 tháng qua, những nhà lãnh đạo trong ngành đang sẵn sàng đón đầu cho những biến động sắp diễn ra. Vậy những xu hướng và phát triển nào sẽ tác động đến ngành thực phẩm & đồ uoosnhg trong năm 2024? Các công ty thực phẩm và đồ uống đang chuẩn bị cho sự thay đổi như thế nào? Liệu họ có tự tin tiếp tục phát triển trong một thị trường đầy thách thức không? Hãy cùng VietNam Foodexpo tìm hiểu nhé!

Xu hướng 1: Doanh nghiệp Thực phẩm và đồ uống cần mang tư duy tăng trưởng 

Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã trải qua một năm đầy khó khăn nữa. Các công ty phải đối mặt với lạm phát tăng cao, chi phí hoạt động cao hơn và tình trạng thiếu hụt vật liệu không ổn định trong khi cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên nhiều công ty vẫn lạc quan về hiệu quả hoạt động trong năm 2023 và họ sẽ duy trì sự tăng trưởng trong 2024. Do phải liên tục thích nghi với những thay đổi, các công ty trong ngành đã nhanh nhạy và linh hoạt hơn để đối phó với bất ổn. Nhiều đơn vị chế biến, sản xuất và phân phối thực phẩm đồ uống trong FMCG dự kiến doanh thu sẽ cao hơn so với mong đợi. 

Xu hướng 1: Doanh nghiệp Thực phẩm và đồ uống cần mang tư duy tăng trưởng 

Một số thách thức chính mà ngành phải đối mặt:

 

  • Lạm phát tăng cao: Điều này dẫn đến chi phí nguyên liệu và vận chuyển cao hơn, buộc các công ty phải tăng giá bán, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Chi phí hoạt động cao hơn: Giá năng lượng và lao động tăng cao cũng đang gây áp lực lên lợi nhuận của các công ty.
  • Thiếu hụt vật liệu: Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và xung đột địa chính trị đang khiến việc đảm bảo nguyên liệu trở nên khó khăn hơn.
  • Thay đổi sở thích của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, bền vững và thuận tiện, buộc các công ty phải thích ứng với nhu cầu thay đổi này.

 

Mặc dù có những thách thức, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống vẫn có triển vọng tích cực:

 

  • Nhu cầu thực phẩm thiết yếu: Thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu, do đó ngành sẽ ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế so với các ngành khác.
  • Đổi mới sản phẩm: Các công ty đang phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm lành mạnh, bền vững và thuận tiện.
  • Thương mại điện tử: Thương mại điện tử đang là kênh bán hàng thực phẩm ngày càng quan trọng, cho phép các công ty tiếp cận thị trường mới và tăng doanh số.

 

Xu hướng 2: Tự động hóa là chìa khóa vượt qua rào cản tăng trưởng 

HIện nay nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và nhận thấy một số lợi ích đáng kể, đặc biệt phải kế đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 

 

  • Tăng trưởng doanh thu cao hơn: Các nhà chế biến, nhà sản xuất và nhà phân phối thực phẩm sử dụng công nghệ tự động hóa tăng trưởng doanh thu 1,3% so với các công ty dựa vào hoạt động thủ công, tương đương với mức chênh lệch 20%.
  • Tác động đáng kể của giải pháp cụ thể: Một số giải pháp cụ thể, như phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), mang lại mức tăng trưởng doanh thu lên đến 45%.

 

(Theo báo cáo của Aptean) 

Xu hướng 2: Tự động hóa là chìa khóa vượt qua rào cản tăng trưởng 

Điều này cho thấy tự động hóa có thể là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong ngành thực phẩm. Bên cạnh đó, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn các giải pháp phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Khi ứng dụng tự động hóa, tối ưu hóa chi phí là ưu tiên trong năm 2024 của các doanh nghiệp FMCG.  Các nền tảng thanh toán trực tuyến, quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đang được sử dụng phổ biến. Điều này cho thấy tầm quan trọng của dòng tiền mạnh, mối quan hệ bền chặt với khách hàng và chuỗi cung ứng linh hoạt để đảm bảo khả năng phục hồi của doanh nghiệp. 

Tác động kinh tế của tự động hóa càng trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta so sánh các công ty sử dụng phần mềm tập trung ngành với các công ty sử dụng giải pháp ngang ngành. Nghiên cứu của Aptean cho thấy, trong 2021-2022, các công nghệ tập trung ngành mang lại mức tăng trưởng doanh thu cao hơn so với các giải pháp ngang ngành và nội bộ. Trong trường hợp của một số giải pháp, chẳng hạn như phần mềm ERP, sự khác biệt này lên tới 32%. 

Với nhiều công ty thực phẩm đang ở giai đoạn chuyển đổi số tiên tiến, ưu tiên tự động hóa trong năm 2024 sẽ tập trung vào tối ưu hóa chi phí trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Ví dụ như sử dụng phần mềm cải thiện quản lý vận tải và lập kế hoạch tuyến đường để giảm chi phí nhiên liệu và bảo trì xe. Hay ứng dụng giải pháp quản lý chi phí để quản lý chi tiêu cũng như kiểm soát ngân sách doanh nghiệp một cách chặt chẽ. 

Để thúc đẩy tăng trưởng trong một thị trường đầy thách thức, các công ty thực phẩm và đồ uống cần tập trung chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số năm 2024. Các công nghệ sẽ giúp họ tăng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất.

Xu hướng 3: Môi trường tự động thúc đẩy ứng dụng công cụ BI và quan tâm đến AI 

Mặc dù tự động hóa giúp tối ưu hóa từng quy trình riêng lẻ, các công ty thực phẩm và đồ uống cũng mong muốn khám phá những lợi ích tổng thể của chuyển đổi số trong năm 2024.

Hệ thống kỹ thuật số trong chế biến, sản xuất và phân phối thực phẩm tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ. Các nhà lãnh đạo ngành muốn tận dụng thông tin này để đưa ra quyết định nhanh chóng và thông minh hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc truy cập và phân tích dữ liệu về hiệu suất và hiệu quả kinh doanh. Do đó nhiều công ty FMCG tiết lộ rằng, họ có kế hoạch đầu tư vào công cụ BI trong 12 tháng tới. 

Theo nghiên cứu của Aptean, công cụ BI mang lại sự khác biệt lớn nhất về tăng trưởng doanh thu. Các công ty thực phẩm và đồ uống sử dụng giải pháp BI chuyên ngành đạt được mức tăng trưởng doanh thu cao hơn 66% trong năm tài chính gần nhất so với các công ty không sử dụng phần mềm BI nào.

BI Dashboard theo dõi và giám sát các số liệu hiệu suất chính

Cũng giống như sự quan tâm đến công cụ BI, đội ngũ lãnh đạo FMCG mong muốn có kế hoạch chi tiết để thúc đẩy việc áp dụng AI. Mặc dù việc áp dụng AI vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng đã có mối tương quan thú vị giữa đầu tư vào lĩnh vực này và hiệu quả tài chính. Hiệu quả ban đầu về doanh thu và lợi nhuận là tín hiệu tích cực cho sự phát triển của AI trong ngành thực phẩm và đồ uống. 

Mặt khác, các doanh nghiệp FMCG đối mặt với thách thức là có thể xây dựng hệ sinh thái tích hợp các công nghệ tạo ra sự toàn diện. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận việc tích hợp hệ thống phức tạp như hiện nay là rào cản cho sự phát triển. 

Trên thực tế, chúng ta đã thấy các thương hiệu tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo để đổi mới nhanh hơn. Ví dụ:

 

  • Unilever đang sử dụng AI để làm việc thông minh hơn trong việc phát triển sản phẩm mới; AI đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển viên súp Knorr không muối.
  • HELL energy drinks đã tạo ra một hương vị hoàn toàn mới bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và thậm chí sử dụng AI để thiết kế bao bì của nó.
  • Nestlé đang hợp tác với công ty công nghệ AI Nuritas để tìm ra các peptide hoạt tính sinh học trong thực phẩm giúp cải thiện các tình trạng như bệnh tiểu đường và hỗ trợ sức khỏe động vật và thực vật.

 

Xu hướng 4: Phục hồi chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu trong năm 2024 

Năm 2023 tiếp tục là năm đầy khó khăn cho chuỗi cung ứng, với tình trạng thiếu hụt lao động và kỹ năng, xung đột địa chính trị và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa toàn cầu.

Cải thiện khả năng phục hồi chuỗi cung ứng để quản lý những gián đoạn này là ưu tiên hàng đầu của các công ty thực phẩm trong năm 2024, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. 

Chiến thuật bây giờ nhiều công ty ứng dụng là thêm nhà cung cấp mới. Một số thương hiệu lớn hơn thậm chí còn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp để tăng tính ổn định của chuỗi cung ứng. Ví dụ, PepsiCo và Walmart đã đầu tư 120 triệu USD để giúp nông dân Hoa Kỳ và Canada cải thiện chất lượng đất và chất lượng nước để tăng năng suất.

Xu hướng 4: Phục hồi chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu trong năm 2024 

Nhiều doanh nghiệp quan tâm mạnh mẽ đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng nội bộ để xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp bằng cách: 

 

  • Cải thiện lịch trình sản xuất để tận dụng hàng tồn kho hiệu quả hơn 
  • Nâng cao khả năng dự báo để dự đoán nhu cầu tốt hơn 

 

Các tổ chức đã đầu tư vào năng lực chuỗi cung ứng đang phát triển nhanh hơn so với các tổ chức chưa giải quyết những điểm yếu và lỗ hổng. 

Bằng cách chủ động xây dựng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, các công ty thực phẩm và đồ uống có thể giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và đạt được tăng trưởng bền vững trong môi trường đầy thách thức. 

Xu hướng 5: Các mục tiêu kinh tế thúc đẩy chương trình phát triển bền vững

Tác động môi trường là mối quan tâm lớn trong ngành thực phẩm và đồ uống, vì vậy nhiều công ty đang nỗ lức x đáng kể để trở nên bền vững hơn. Nhiều tổ chức lớn đã đặt ra mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng. Ví dụ: Danone, Mars, Nestle, General Mills và Mondelez International đều hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

 

  • Phát triển bền vững mang lại lợi ích kép cho cả môi trường và doanh nghiệp.
  • Các công ty có thể giảm chi phí hoạt động và giảm carbon footprints thông qua các chương trình bền vững.

 

Xu hướng 5: Các mục tiêu kinh tế thúc đẩy chương trình phát triển bền vững

Nhiều thương hiệu đã sử dụng các phương pháp bền vững để giảm chi phí vận hành:

 

  • AB InBev giảm 14,3% lượng nước sử dụng từ năm 2017.
  • Danone giảm 46% năng lượng sử dụng trong 20 năm và đặt mục tiêu tăng hiệu quả năng lượng 30% vào năm 2025.
  • Nestle Waters tiết kiệm 62 triệu USD/năm nhờ thiết kế chai nhựa giảm 25% nhựa.

 

Phát triển bền vững cũng tạo ra dòng doanh thu mới:

 

  • Ben & Jerry’s cải tiến công thức kem để bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, phù hợp với nhu cầu giảm chi phí điện của cửa hàng.
  • Nhiều thương hiệu mới sử dụng thực phẩm thừa để tạo sản phẩm, như bia từ bánh mì cũ (Toast Ale) hay nước giải khát từ vỏ cam (Dash Water).
  • Các phương pháp nông nghiệp sáng tạo giúp tiết kiệm chi phí, như nuôi cá thủy canh, trồng trọt thẳng đứng và thịt nuôi trong phòng thí nghiệm.

 

Ta có thể thấy, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là chiến lược kinh doanh thông minh. Doanh nghiệp có thể chủ động giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm chi phí, đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới thu hút người tiêu dùng quan tâm đến môi trường.

Xu hướng 6: Xây dựng lực lượng lao động cho tương lai 

Thiếu hụt lao động và kỹ năng là vấn đề nhức nhối của ngành thực phẩm trong những năm gần đây, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và kế hoạch tăng trưởng. Do vậy, hiện nay nhiều công ty thực phẩm và đồ uống đã triển khai các sáng kiến để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực.

Tự động hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà chế biến thực phẩm, nhà sản xuất và nhà phân phối quản lý tình trạng thiếu lao động. Việc sử dụng công nghệ giúp ngăn chặn tình trạng mất kiến thức—giảm bớt tác động của việc luân chuyển nhân viên.

Xu hướng 6: Xây dựng lực lượng lao động cho tương lai 

Do đó, đầu tư vào công cụ hỗ trợ lực lượng lao động không chỉ giải quyết thách thức trước mắt mà còn là một phần của tư duy tăng trưởng.

Ngành công nghiệp thực phẩm đang trong giai đoạn chuyển đổi, thế hệ nhân viên lớn tuổi nghỉ hưu được thay thế bởi thế hệ trẻ có mong đợi khác về môi trường làm việc. Mặt khác, thế hệ nhân viên mới coi trọng khả năng tiếp cận kỹ thuật số, củng cố thêm lý do tại sao doanh nghiệp FMCG cần tự động hóa và phân tích dữ liệu.

Các doanh nghiệp cần:

 

  • Áp dụng tư duy tăng trưởng vào mọi lĩnh vực kinh doanh.
  • Đầu tư vào công nghệ cải thiện chuỗi cung ứng, vận hành và lực lượng lao động trong 5 năm tới.
  • Tìm kiếm phần mềm chuyên ngành và đối tác triển khai giải pháp bổ sung để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số mà không làm tăng thêm sự phức tạp kỹ thuật.

 

Bằng cách xây dựng lực lượng lao động tương lai có kỹ năng và sẵn sàng đón nhận công nghệ mới, các công ty thực phẩm và đồ uống có thể đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai đầy thách thức.

Nhìn chung, năm 2024 dự kiến sẽ là một năm đầy biến động đối với ngành thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, những xu hướng được đề cập trong bài viết này cũng cho thấy tiềm năng phát triển và những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong ngành.

Để nắm bắt được những cơ hội này, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ và xây dựng chiến lược phù hợp. Bằng cách đó, họ có thể vượt qua những thách thức và đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh này.

Ngoài ra, việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của ngành thực phẩm và đồ uống. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về những xu hướng chính sẽ định hình ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2024.

Nguồn: LINKIN