Hiện nay, Prosciutto di Parma (Parma Ham) là sản phẩm không có nguồn gốc Nhật Bản đã được đăng ký theo quy trình GI thông thường. MAFF đã triển khai các hệ thống GI cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm vào năm 2015. Tính đến ngày 14/6/2019, Nhật Bản đã xác định 81 GIs nội địa cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và bảo vệ 71 GIs do EU đề xuất đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm.
Vào tháng 6/2017, MAFF và Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã đồng thuận sẽ hợp tác và cùng nhau bảo vệ các sản phẩm GI. Tương tự, MAFF và Cục Tài sản Trí tuệ thuộc Bộ Thơng mại Thái Lan cũng có thỏa thuận tương tự vào tháng 3/2017. Một số phương tiện truyền thông cho biết chính phủ Nhật Bản mong muốn mở rộng bảo vệ GI cho các sản phẩm từ các nước ASEAN và văn phòng Tokyo của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo số sản phẩm nông sản và thực phẩm không có nguồn gốc Nhật Bản nằm trong danh sách hồ sơ đăng ký sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Số | Tên đăng ký | Thông tin bên đăng ký | Nhóm GI | ||
Hiệp hội | Đại diện | Địa chỉ | |||
212 | Buôn Ma Thuột Coffee | Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột | Giám đốc, Trịnh Đức Minh | 15A đường Trường Chinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam | Nhóm 1: Nông sản |
213 | Lục Ngạn Lychee | Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn | Giám đốc, Bùi Xuân Sinh | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam | Nhóm 1: Nông sản |
214 | Bình Thuận Dragon Fruit | Hiệp hội Thanh long Bình Thuận | Giám đốc, Võ Huy Hoàng | 17 đường Thủ Khoa Huân, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam | Nhóm 1: Nông sản |
Theo USDA