Quy định này áp dụng cho thực phẩm trong phân khúc người tiêu dùng cuối cùng và thực phẩm phân phối cung ứng bán lẻ. Đối với thực phẩm không dành cho phân khúc người tiêu dùng cuối cùng hoặc phân phối bán lẻ, Quy định 2019/649 yêu cầu các nhà kinh doanh ngành thực phẩm đảm bảo rằng người tiêu dùng được cung cấp thông tin về hàm lượng chất béo chuyển hóa đối với các sản phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa vượt mức cho phép. Các loại thực phẩm chưa tuân thủ kịp Quy định 2019/649 có thể tiếp tục phân phối trên thị trường cho tới ngày 1/4/2021. Các nước thành viên như Áo, Đan Mạch, Latvia, Hungary và Thụy Điển cũng đã tự đặt ra các giới hạn hàm lượng riêng cho quốc gia. Quy định này sẽ hài hòa với mức quy định chung tại EU.
FoodDrinkEurope, một tổ chức ô đại diện cho ngành thực phẩm EU, ủng hộ áp dụng quy định này và cam kết sẽ tăng cường khuyến khích, hỗ trợ các công ty có thể đối mặt với các thách thức công nghệ để tuân thủ quy định.
Bối cảnh của quy định này bắt đầu từ tháng 12/2015, Ủy ban châu Âu công bố một báo cáo về các loại chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, kêu gọi đặt ra giới hạn chất béo chuyển hóa trên toàn EU. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) đã công bố phán quyết cuối cùng trong năm 2015 rằng các loại dầu hyro hóa từng phần (PHOs) không được công nhận phổ thông là an toàn. PHOs là nguồn dinh dưỡng bổ sung cơ bản của chất béo chuyển hóa nhân tạo trong thực phẩm chế biến. PHOs sẽ bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Mỹ từ tháng 6/2019.
Theo USDA