Bộ Y tế Singapore cho hay 6 công ty đã sớm cam kết tuân thủ lệnh cấm này trước thời hạn trên 1 năm, đảm bảo các sản phẩm của họ không có PHO từ tháng 6/2020, theo thời báo Today cho hay, bao gồm: Gardenia Foods; Nestle Singapore; NTUC FairPrice; Prime Supermarket; Sheng Siong Group; và Sunshine Bakeries.
6 công ty này chiếm 50% thị phần ở 4 phân khúc thực phẩm rủi ro cao, bao gồm đồ ăn vặt, bánh ngọt, các suất ăn sẵn và fat spreads, Bộ Y tế Singapore cho hay. PHOs được hình thành khi dầu dạng lỏng chuyển hóa thành các chất béo dạng bán cứng để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Thông thường có trong các loại dầu, các loại chất béo và các sản phẩm đóng gói sẵn, ước tính các phân khúc sản phẩm này có khoảng 10% các sản phẩm có chứa PHOs, phần lớn là sản phẩm nhập khẩu.
Lệnh cấm có hiệu lực từ tháng 6/2021nhằm giúp ngành công nghiệp thực phẩm “có thời gian điều chỉnh công thức các sản phẩm để tìm các nguồn cung nguyên liệu mới”. Các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu dảm bảo rằng PHOs không được sử dụng trong quá trình chế biến; trong khi các nhà bán lẻ và nhập khẩu được yêu cầu đảm bảo các dòng sản phẩm họ cung cấp không có thành phần nguyên liệu PHOs. Để giúp các công ty tìm ra các hướng sản xuất thực phẩm không chứa chất béo chuyển hóa, Enterprise Singapore sẽ cung cấp các khoản trợ cấp phát triển doanh nghiệp để tái cấu trúc công thức sản phẩm.
Bộ Y tế Singapore cũng sẽ cung cấp các hướng dẫn để thuận lợi hóa giai đoạn chuyển đổi và giám sát thị trường tiến hành thường xuyên để đảm bảo ngành thực phẩm tuân thủ lệnh cấm này. Chính sách mới sẽ thay thế hạn chế 2% hiện nay về hạm lượng chất béo chuyển đổi trong các sản phẩm giàu béo và dầu được bán tại Singapore.
Các hạn chế hiện nay theo luật đã đẩy mức giới hạn tiêu dùng chất béo chuyển hóa hàng ngày từ mức 2,1gr năm 2010 xuống còn 1gr nă 2018 và Bộ Y tế Singapore cho biết tình hình hấp thụ chất béo chuyển hóa có sự khác biệt ở các nhóm người tiêu dùng; trong đó, hấp thụ chất béo chuyển hóa ở độ tuổi từ 18 – 39 tuổi vẫn cao, chủ yếu là do tiêu dùng 4 nhóm thực phẩm đóng gói có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao như: (i) Các loại bơ và kem như bơ đậu phộng và cà phê 3 trong 1; (ii) Các suất ăn đóng gói như mì ăn liền và các suất ăn ngay; (iii) Các sản phẩm bánh ngọt như bánh quy, bánh bông lan và bánh quy giòn; (iv) Các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên và bỏng ngô.
Tiêu dùng chất béo chuyển hóa găn sliền với tăng rủi ro các bệnh tim mạch, và không có mức an toàn tiêu dùng. CÁc nghiên cứu trước đây đối với gần 140.000 đối tượng phát hiện thấy tăng 4gr hấp thụ chất béo chuyển hóa hàng ngày có liên quan đến mức tăng 23% khả năng phát sinh các bệnh tim mạch.
Phát biểu trước báo giới trong đợt thị sát siêu thị Sheng Siong, Amrin Amin, thư ký các vấn đề y tế tại Thượng viện cho hay: “Khi Singapore triển khai lệnh cấm này, chính phủ Singapore sẽ đảm bảo tiến hành một cách bền vững và không gây ra sự khó chịu cho người tiêu dùng”.
Khi được hỏi liệu người tiêu dùng có phải trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm trong thời gian tới, ông Amin trả lời: “Dựa trên các nghiên cứu của chúng tôi, trên thị trường có đủ các nguồn nguyên liệu thay thế cho PHOs nên chính phủ Singapore dự báo giá thực phẩm sẽ không tăng. Đồng thời, chính phủ sẽ nhận phản hồi từ phía các nhà bán lẻ rằng giá thực phẩm sẽ không chịu tác động của lệnh cấm này”.
Luật Kinh doanh Thực phẩm sẽ được sửa đổi để tích hợp quy định cấm PHOs, đồng thời trao quyền cho Hội đồng Xúc tiến Y tế (HPB) để tiến hành thanh tra thị trường thường xuyên, đảm bảo các nhà sản xuất thực phẩm sẽ tuân thủ luật. Các công ty vi phạm luật sẽ phải thu hồi toàn bộ các sản phẩm tại Singapore và không được phép kinh doanh các sản phẩm này cho tới khi công thức sản phẩm được sửa đổi Tất cả các nhà sản xuất thực phẩm, các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu cũng phải tiếp tục kê khai các nguyên liệu trong đóng gói các sản phẩm của họ kinh doanh tại Singapore.
Theo Today