SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Thương mại điện tử, “uống ít mà chất” là các xu hướng chi phối thị trường bán lẻ đồ uống có cồn

Các quy tắc và truyền thống lâu đời của ngành sản xuất đồ uống có cồn đang đồng loạt thay đổi. Đóng lon thường chỉ áp dụng cho bia, thì nay người tiêu dùng đang tìm kiếm sự tiện lợi khi tiêu dùng các loại rượu vang và spirits cũng ưa chuộng dạng sản phẩm lon. Truyền thống đóng gói gắn liền với một loại đồ uống nào đó đang “hoàn toàn bị đảo lộn”, theo Brandy Rand, chủ tịch hãng phân tích thị trường đồ uống IWSR cho hay.

Sự mờ nhạt giữa các phân khúc, các giải pháp đóng gói chéo phân khúc sản phẩm và các sản phẩm ‘lai’ đang tràn ngập ngành đồ uống có cồn, chủ yếu do khách hàng đang hướng mạnh tới một đời sống cân bằng và “uống sản phẩm chất lượng hơn thay vì uống nhiều hơn”. Đồng thời, người tiêu dùng đồ uống có cồn đang phát hiện ra thương mại điện tử là một kênh mua hàng tiện lợi và vừa túi tiền, tạo nên “tiền đề điện tử” hoàn toàn mới mẻ cho toàn ngành.

Theo Rand, ngày càng ít người lớn trẻ tuổi uống bia so với trước đây và tình hình này đang tác động mạnh lên toàn bộ ngành bia thế giới, đặc biệt là những thị trường bia lớn như Đức, Nhật Bản và Nga. Một yếu tố khác đang tác động tới các thị trường đang suy yếu này là xu hướng “uống ít hơn nhưng chất hơn”. Chỉ 3/10 thị trường bia hàng đầu thế giới tăng trưởng trong năm 2018, mặc dù 9/10 thị trường tăng về lượng. Không đáng ngạc nhiên, bia thủ công đang lên ngôi tại hầu hết tất cả các thị trường. Top các thị trường bia toàn cầu về lượng là Trung Quốc, kế tiếp là Mỹ, Brazil, Đức và Mexico.

Bia cũng đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng mạnh từ các phân khác đồ uống có cồn khác trên phạm vi toàn cầu. Trung Quốc đang chuyển dịch sang tiêu dùng rượu vang, người Mỹ thích uống các loại spirits và cocktails; trong khi người Nhật thích các loại đồ uống liền (RTDs). Các thị trường bia tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 là Mexico (6,6%) và Việt Nam (7,9%).

Các đồ có cồn uống liền (RTDs) và các đồ uống cồn có vị (FABs) đang tăng trưởng tốt, nhưng top 10 thị trường đã chiếm hơn 80% tổng doanh số toàn cầu của các phân khúc sản phẩm này. Nhật Bản dẫn đầu phân khúc sản phẩm RTDs và FABs, với thị phần 28%, theo sau là Mỹ và Úc.

Ông Rand cho hay phân khúc đang phát triển nhanh chóng là phân khúc đồ uống có cồn cao cấp, bao gồm các loại đồ uống pha sẵn trong chai và các loại cocktails đóng lon, cùng với các sản phẩm mới sở hữu các giải pháp đóng gói và nguyên liệu cao cấp. Một phân khúc sản phẩm cũng ngày càng được ưa chuộng là đồ uống nồng độ cồn thấp và các đồ uống hàm lượng calorie thấp, chủ yếu nhờ sự nổi lên của tầng lớp người uống đồ pha độ cồn thấp.

Thị trường thương mại điện tử lớn nhất cho đồ uống có cồn là Trung Quốc – có doanh thu 6,1 tỷ USD, gấp 4 lần quy mô thị trường thương mại điện tử đồ uống có cồn tại Mỹ và gấp 3 lần tại Pháp, Anh. Doanh thu bán lẻ trực tuyến hiện chỉ chiếm 1% các dòng sản phẩm đồ uống có còn phi truyền thống tại Mỹ nhưng đang tăng trưởng với tốc độ 2 con số.

Theo Beverage Daily