Bà Nguyễn Thị Các Thủy, giám đốc công ty Tây Cát tại tỉnh Đồng Tháp, chuyên sản xuất các loại bánh trái cây, hiện đang có cơ sở khách hàng lớn từ Trung Quốc, Singapore và Malaysia, hiện đang đặt hàng bánh chuối Tây Cát. Nhu cầu ở mức rất cao nên công ty hiện chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. “Các nhà nhập khẩu muốn có 12 tấn bánh chuối/tuần nhưng chúng tôi chỉ có thể cung cấp 3 – 5 tấn”, bà cho hay. “Chúng tôi không thể nâng công suất bằng cách lắp đặt thêm máy móc bởi vì như vậy sẽ làm bánh bị mất đi vị truyền thống của các sản phẩm thủ công”.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm từ nông sản Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới. Các nước khách hiện đang ưa chuộng các sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên bởi tốt cho sức khỏe.
Tổng giám đốc Vinamit Nguyễn Lâm Viên cũng cho rằng đồ ăn vặt là xu hướng của người tiêu dùng nhanh trên thế giới. Các loại hạt rang, sốt tôm chiên, mứt, trái cây sấy khô, thủy sản sấy khô và thịt sấy khô được ưa chuộng ở nhiều nước. Cũng theo ông Viên, thị trường đồ ăn vặt Trung Quốc đang bùn nổ với hàng triệu đôla các sản phẩm đồ ăn vặt được xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục hàng năm. Trong giai đoạn 2011 – 2017, tiêu dùng đồ ăn vặt tăng trưởng vơi tốc độ 3,58%/năm.
Năm 2012, Trung Quốc tiêu thụ 14,2 triệu tấn đồ ăn vặt, trị giá 362,5 tỷ USD. Con số này tăng lên 16,93 triệu tấn, trị giá 484,9 tỷ USD vào năm 2017 và 17,49 triệu tấn, trị giá 500 tỷ USD trong năm 2018. Năm 2019, tiêu thụ đồ ăn vặt trên thị trường Trung Quốc dự báo đạt 18,26 triệu tấn, trị giá 543,9 tỷ USD.
Nhận thấy nhu cầu cao đối với các đồ ăn vặt, các doanh nghiệp ASEA đang khai thác thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm phải có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Các sản phẩm cũng phải giữ được hương vị tự nhiên và tốt cho sức khỏe.
Ông Ngô Đình Dũng, chuyên gia thị trường của Hiệp hội doanh nghiệp sản phẩm chất lượng cao Việt Nam, cho rằng thực phẩm phải giảm hàm lượng đường, được chế biến theo cách giữ các hương vị tự nhiên và có thể truy xuất nguồn gốc.
Ông Viên từ Vinamit cho hay các doanh nghiệp nên tập trung vào các sản phẩm xanh, an toàn và xây dựng các chuỗi sản xuất phù hợp với mọi nước. Đối với thị trường rộng lớn như Trung Quốc, có nhiều cách để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập. Họ có thể bán sản phẩm cho các doanh nghiệp tại các khu vực biên giới, cho các nhà phân phối hoặc trưng bày sản phẩm ở các siêu thị. Tuy nhiên, bán hàng qua kênh siêu thị nên là ưu tiên hàng đầu bởi đây là cách tốt nhất để xuất khẩu hàng hóa qua các kênh chính ngạch.
Theo VNS