SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Bùng phát dịch tả lợn Trung Quốc sắp sửa đẩy giá thịt lợn toàn cầu tăng cao

Bà Lee Wai-man, về hưu sống tại Hong Kong, rất thích mua thịt lợn tươi từ chợ truyền thống nhưng buộc phải giảm tiêu dùng thịt lợn bởi giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng vọt khi nước này chật vật giải quyết dịch tả lợn và sắp sửa đẩy cú shock này ra các thị trường thịt toàn cầu.

Trung Quốc sản xuất và tiêu dùng 2/3 tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu, nhưng sản lượng thịt lợn nội địa của nước này đang giảm mạnh do Bắc Kinh quyết tâm tiêu hủy các đàn lợn nhiễm bệnh và cấm các tuyến vận chuyển để ngăn chặn dịch tả lợn. Các nhà nhập khẩu đang phải lấp đầy khoảng trống bằng cách lấy các nguồn hàng từ châu Âu, đẩy giá tăng 40% và gây ra thiếu hụt trên các thị trường khác. “Tôi rất thích ăn thịt lợn nhưng giờ giá thịt quá đắt đỏ”, bà Lee, 87 tuổi, trả lời khi đi mua sắm tại một khu chợ ở Hong Kong.

Bệnh tả lợn không gây tác động lên con người nhưng gây chết lợn hàng loạt, được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 8/2018 tại đông bắc Trung Quốc. Kể từ đó, 1 triệu con lợn đã bị chết và dịch bệnh lan tới 31/34 tỉnh của Trung Quốc, theo cập nhật của FAO. Quy mô dịch tả lợn lần này chưa từng có, theo Dirk Pfeiffer, một nhà dịch học thú y tại đại học Hong Kong nhận định. “Đây có thể là đợt dịch chăn nuôi phức tạp nhất mà chúng ta từng phải đối mặt”.

Sự thiếu hụt nguồn thịt lợn tại Trung Quốc có thể nghiêm trọng đến mức tương đương tổng sản lượng thịt lợn hàng năm của châu Âu và vượt sản lượng thịt lợn hàng năm tại Mỹ tới 30%. “Tất cả đều muối nhập khẩu thịt lợn càng nhiều càng tốt”, nhà phân tích Angela Zhang tại IQC Insights cho hay. Bà cho hay xu hướng này có thể tiếp tục mạnh lên do sản xuất nội địa Trung Quốc giảm. Đây sẽ là một cú hích cho các nông dân chăn nuôi lợn tại Đức, Tây Ban Nha và các nước có đàn lợn khỏe mạnh, nhưng là khó khăn cho các gia đình tại Đông Nam Á và các nước nghèo khác phụ thuộc vào nguồn protein thịt lợn.

Theo Rabobank, sản lượng thịt lợn Trung Quốc năm 2019 có thể giảm tới 35%. Nguồn cung thịt lợn toàn cầu sẽ “điều hướng về Trung Quốc”, theo báo cáo tháng 4 cho rằng đây là một sự chuyển dịch chưa từng có trong thương mại, có thể gây ra tình trạng thiếu hụt trên các thị trường khác.

Những người mua sắm thực phẩm tại Đức, Nhật Bản và các thị trường thu nhập cao khác đang phải trả mức giá cao hơn cho kielbasa hay tonkatsu, nhưng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với những nước như Campuchia – nơi thịt lợn là loại thịt duy nhất mà nhiều gia đình có thể đủ tiền mua. Giá lợn sống tại Campuchia đã tăng vọt 37% trong 6 tháng vừa qua, theo Srun Pov, chủ tịch Hiệp hội những người chăn nuôi Campuchia cho hay. Ông cho biết nước này phải nhập khẩu khoảng 500 – 600 tấn thịt lợn từ Thái Lan – tương đương để đáp ứng khoảng 30% tổng nhu cầu thịt lợn hàng ngày tại nước này.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng vọt 41% trong năm 2019 so với năm 2018, lên 2,2 triệu tấn. Không có dấu hiệu mạnh cho thấy khả năng “Trung Quốc xử lý thành công triệt để dịch tả lợn trong tương lai gần”.

Đợt rung lắc trong ngành thịt toàn cầu nhấn mạnh nhu cầu thực phẩm cực lớn mà Trung Quốc cần cho 1,4 tỷ dân nước này. Khả năng thâm hụt nguồn cung càng lớn nếu hoạt động sản xuất nội địa nước này thất bát và khả năng ngày càng tăng nước này chiếm lấy phần thực phẩm mà các nước khác cần. Dịch tả lợn lần đầu tiên báo cáo tại Trung Quốc vào tháng 8/2018 và sau đó đã lan đến Campuchia, Mông Cổ, Nam Phi và Việt Nam. Dịch cũng phát hiện trên một số lợn hoang, có thể là rủi ro lây lan dịch bệnh tại Nga và 7 nước châu Âu.

Yang Wenguo, một nông dân tại Jiangjiaqiao, một làng cách đông bắc Bắc Kinh 2 giờ lái xe, cho biết ông đã bị thiệt hại 800 con lợn và giờ chỉ còn vài chục con. Ông Yang đã tiêm thuốc được chính phủ trợ cấp cho đàn lợn nhưng không ngăn được dịch bệnh. Chính phủ tiêu hủy toàn bộ lợn chết và hỗ trợ 1.000 NDT cho mỗi con lợn nái và 20 NDT cho lợn thịt. “Cứ mua lợn về nuôi là lợn chết”, ông cho biết khi đi bước đi trên khu vực vừa tiệt trùng trông như đám tuyết bẩn thỉu. Chỉ còn khoảng 60 – 70 con lợn còn lại trong tổng đàn lợn khoảng 3.000 con tại Jiangjiaqiao. Bốn gia đình chăn nuôi lợn khác tại làng đã ngừng nuôi. “Không ai chịu được thiệt hại khi mất toàn bộ đàn lợn nuôi”, ông Yang cho hay ông đang rao bán trại nuôi nhưng không ai mua và đang tìm việc trong thành phố.

USDA dự báo tổng quy mô đàn lợn tại Trung Quốc sẽ giảm 18% trong năm 2019 xuống còn 350 triệu con, mức thấp nhất kể từ thập niên 1980s. Tại Hong Kong, các nhà chức trách đã tiêu hủy 6.000 con lợn tại một lò mổ sau khi một con nhập khẩu từ đại lục phát hiện đã bị nhiễm bệnh. “Ngày càng nhiều khách hàng chuyển từ thịt lợn quay sang các loại thịt quay khác như thịt gà và thịt vịt”, chủ nhà hàng Siu Si-man cho hay.

Các nhà chức trách Trung Quốc đang xử lý dịch bênh theo hướng tạm thời cấm vận chuyển lợn từ bất cứ tỉnh báo cáo có dịch nào, khiến giá bán lẻ thịt lợn tại các thành phố lớn tăng vọt. Trong khi đó, giá lợn sống cổng trại trả cho nông dân cũng giảm tại các khu vực dư cung lợn.

Chỉ cách trại nuôi của ông Yang nửa giờ lái xe, ông Wang Lijun tự nhân giống đàn lợn của mình để tránh mua phải lợn dính bệnh. Quy mô đàn lợn của ông đã giảm từ 160 – 170 con xuống còn 20 – 30 con do quyết định này nhưng không con nào bị chết. “Tất cả nông dân đều đang giảm sản xuất”, ông nói khi đi ngang qua chuồng lợn nái đang sắp sửa sinh.

Theo Rabobank, số lợn nái cần để tái đàn đã giảm tới 19% so với cuối tháng 2 năm ngoái, cho thấy khả năng nguồn cung sẽ giảm mạnh trong năm tới và nhận định rằng thời gian tái đàn lợn tại Trung Quốc sẽ diễn ra chậm và mất nhiều năm.

Tại Việt Nam, hồi giữa tháng 5, chính phủ cho hay 1,2 triệu con lợn, tương đương 5% tổng quy mô đàn lợn cả nước, đã bị chết hoặc tiêu hủy. Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn Việt Nam sẽ giảm 10% trong năm 2019 so với năm 2018.

Nhà cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Trung Quốc là Tây Ban Nha, chiếm 20% tổng nhập khẩu thịt lợn Trung Quốc, đứng sau là Đức 19,5% và Canada 16%. Xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn từ Tây Ban Nha sang Trung Quốc tăng vọt 32,8% trong 2 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018, theo thông tin từ Interporc, cơ quan đại diện ngành chăn nuôi lợn Tây Nan Nha. “Nhà cung cấp của tôi thông báo chuẩn bị tăng giá vào cuối tháng này bởi những gì đang diễn ra tại Trung Quốc”, theo Jordi Nargares, một hàng xeo tại khu vực dân lao động ở Barcelona cho hay.

Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Trung Quốc bị gián đoạn do cuộc chiến thuế giữa hai nước. Những người mua Trung Quốc đã hủy các đơn hàng mua 3.300 tấn thịt lợn Mỹ trong tuần từ 6/5, theo USDA cho hay. CÁc công ty Trung Quốc đang đầu tư vào các trại nuôi và các nhà chế biến thực phẩm nước ngoài để  tận dụng nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc. New Hope Group, một trong những tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc, có kế hoạch đầu tư 1,1 tỷ NDT vào 3 nhà máy chăn nuôi lợn tại Việt Nam. 

Nguồn: AP