SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Các chuỗi cà phê nội địa Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt

Nhiều chuỗi cà phê quốc tế đã thất bại trong việc giữ vững vị thế trên thị trường Việt Nam; trong khi đó, các chuỗi cà phê nội địa lại báo cáo tăng trưởng doanh thu tích cực trong những năm gần đây, mặc dù không phải tất cả các chuỗi đều đạt lợi nhuận cao.

Theo VIRAC, một hãng phân tích thị trường Highlands Coffee dẫn đầu thị trường Việt Nam về số lượng quán. Hệ thống 240 quán của Highlands Coffee mang về doanh thu 1.628 tỷ đồng. Vị trí thứ hai thuộc về The Coffee House với 140 quán và doanh thu 669 tỷ đồng, theo sau là Starbucks với 45 cửa hàng và đạt doanh thu 593 tỷ đồng.

Phúc Long, từng rất nổi tiếng với các đồ uống từ trà, đang ngày càng trở nên nổi tiếng trên thị trường cà phê và báo cáo doanh thu 473 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 39% so với năm 2017. Tất cả các chuỗi cà phê lớn tại việt Nam đều tăng doanh thu trong năm 2018, nhưng 5/10 công ty sở hữu các chuỗi này hứng chịu thua lỗ.

Trong khi Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks Vietnam và Phuc Long làm ăn sinh lời, mặc dù ở mức không mấy ấn tượng: Highlands Coffee báo cáo lợi nhuận sau thuế là 99 tỷ đồng, The Coffee House có lợi nhuận sau thuế 2 tỷ đồng, Starbucks 27 tỷ đồng và Phúc Long 3,6 tỷ đồng. The Coffee Bean & Tea Leaf thua lỗ 29 tỷ đồng và Trung Nguyên thua lỗ 24 tỷ đồng. Chi phí vận hành tăng được cho là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp này thua lỗ.

Theo ông Võ Văn Quang, một chuyên gia thương hiệu, các chuỗi cà phê hiện phải chi các khoản tiền lới để mở rộng mạng lưới và cải thiện khả năng cạnh tranh nên mức lợi nhuận hạn chế có thể hiểu được. Bất chấp tình trạng cạnh tranh khốc liệt, ngày càng nhiều thương hiệu gia nhập thị trường Việt Nam. Tháng 6/2018, Arya Consumer đã mang Wayne’s Coffee từ Thụy Điển tới Việt Nam, mở quán đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho tới nay, thương hiệu này đã có 8 quán tại thành phố Hồ Chí Minh và tiến tới mở thêm 2 quán trong đầu tháng 7 tại Hà Nội. Theo bà Lê Kim Anh Nguyên, giám đốc marketing của Arya Consumer, chuỗi cà phê này có kế hoạch mở 50 quán trên khắp cả nước đến tháng 5/2020.

Theo các nhà phân tích, sự hiện diện của các thương hiệu mới cho thấy thị trường cà phê Việt Nam là một thị trường màu mỡ. Nhiều thương hiệu mới đến và nhiều thương hiệu đã phải ra đi, nghĩa là thị trường vẫn còn dư địa cho các thương hiệu mới. Để thành công, họ cần xác định rõ phân khúc thị trường mục tiêu và giữ nguồn khách hàng trung thành. Điểm mạnh của các chuỗi cà phê quốc sở hữu nước ngoài là cà phê của họ đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng nhưng điểm yếu là chi phí vận hành cao.

Đồng thời, Nguyễn Ngọc Vương Linh, Giám đốc marketing của Trà Cà Phê Việt Nam, sở hữu thương hiệu The Coffee House, cho biết khả năng cạnh tranh của các công ty vốn sở hữu Việt Nam nằm ở sự hiểu biết sâu sắc khẩu vị khách hàng, vốn khác với các thị trường châu Á khác. Khi so sánh các chuỗi cà phê Việt Nam và các chuỗi cà phê sở hữu nước ngoài, ông Nguyễn Hữu Long, sáng lập Shin Coffee, cho rằng các chuỗi nước ngoài tập trung vào nhóm người thu nhập trung bình đến cao nên họ bán với giá tương đối cao.

Theo VNS