Chị Nguyễn Thị Thanh Lan, một cư dân trên đường Bà Hạt, quận 10, trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải Phóng cho hay bà vừa thanh toán hơn 1 triệu đồng (44 USD) cho nửa cân khoai môn, 300gr rau dền, 2kg gạo trắng và 1kg thịt lợn thảo mộc. “Từ khi tôi có con nhỏ, tôi quyết định mua thực phẩm hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng nhưng rất đắt đỏ”, chị cho hay. “Chi tiêu cho thực phẩm hữu cơ ngốn của gia đình 3 người chúng tôi tới 7 triệu đồng mỗi tháng cho thịt, rau củ quả tươi, chưa tính đên tiền sữa tươi và sữa hữu cơ cho con. Hóa đơn mỗi tháng cho thực phẩm hữu cơ của chúng tôi có thể lên đến 10 triệu đồng”. Chị Lan cho biết thêm nếu chị chỉ mua các thực phẩm tương tự ngoài chợ thì có thể tiết kiệm 5 – 6 triệu mỗi tháng.
Nỗi lo ngại của chị Lan tương đồng với nhiều bậc cha mẹ khác, muốn mua các sản phẩm sạch cho gia đình. Bất chấp có giá cao hơn, một số doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ cho biết cơ sở khách hàng của họ tiếp tục tăng lên.
Chị Lê Thị Diễm, một nhân viên tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ tại quận Tân Bình, cho hay các sản phẩm nhập khẩu như mật ong, bột nghệ, dầu bơ và táo rất được ưa chuộng, đặc biệt là phụ nữ mang bầu và cha mẹ có con nhỏ. “Danh sách khách hàng quen của chúng tôi trng nhiều năm qua đều là các gia đình có trẻ nhỏ và người già”, cô cho hay. “Trong khi đó, các nhà cung cấp của chúng tôi là các thương hiệu nổi tiếng thế giới, đồng thời chúng tôi cũng có một số nhà cung cấp địa phương đang theo đuổi sản xuất thực phẩm hữu cơ”. Cô cho hay ngoài các loại trái cây như cherries (có giá từ 600.000 – 800.000 đồng/kg), nhiều gia đình còn đặt hàng nước giặt – nước xả nhập ngoại có các thành phần hữu cơ.
Ông Phan Văn Thành, chủ sở hữu một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối trái cây hữu cơ tại quận 3, cho biết các nhà cung cấp nước ngoài có tiêu chuẩn cao và quản lý nghiêm ngặt đối với các nhà phân phối tại Việt Nam. Do đó, nhập khẩu chính ngạch không ở mức cao, ông cho biết thêm nhiều cửa hàng nhỏ đặt mua sản phẩm và vận chuyển tới Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất nội địa muốn chứng nhận hữu cơ với các tiêu chuẩn châu Âu hoặc Nhật Bản phải tuân thủ một quy trình đánh giá rất khắt khe. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không có chứng nhận vẫn tự tuyên bố sản phẩm của mình là hữu cơ.
Bà Phi Thanh Thủy, một cư dân tại quận Gò Vấp, cho biết bà đã mua cherries Mỹ, táo Nhật và nho Úc với giá 2 triệu đồng cho sinh nhật 4 tuổi của cháu. “Bạn tôi giới thiệu cửa hàng này cho tôi và cửa hàng cho phép mua cả trên mạng hoặc đến trực tiếp”, bà Thủy cho hay. “Tôi đã kiểm tra cẩn thận và nhận thấy dưới lớp vỏ bọc là một nhãn dán tiếng Trung Quốc được ghi đè lên bởi một nhãn dán tiếng Anh. Tôi đã gọi cho cửa hàng và nhân viên cho biết đây là lỗi của cửa hàng và hứa sẽ thay đổi bằng một giỏ khác”, bà cho biết. “Sau sự cố này, tôi bắt đầu lo ngại về các sản phẩm hữu cơ trên mạng bởi không phải lúc nào các sản phẩm này cũng được cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về nguồn gốc xuất xứ và ghi nhãn sản phẩm”.
Với nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung thực phẩm hữu cơ nội địa còn hạn chế, các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu thường được bán với giá cao. Cạnh tranh không lành mạnh và gian lận nhãn mác là không thể tránh khỏi nên điều quan trọng là khách hàng kiểm tra kỹ hàng sản phẩm để chắc chắn rằng họ đang mua các sản phẩm đúng nguồn gốc mong muốn.
Theo VNS