SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống chiếm 3 vị trí trong top 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất tại Việt Nam

Theo báo cáo top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam do Forbes Vietnam công bố, vị trí quán quân thuộc về công ty sữa Vinamilk với giá trị thương hiệu 2,24 tỷ USD; trong khi đó, nhà sản xuất bia lớn nhất Việt Nam là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đứng ở vị trí thứ 3 với giá trị thương hiệu 486 triệu USD và doanh nghiệp hàng tiêu nhanh sở hữu tư nhân Masan Consumer đứng ở vị trí thứ 5 với giá trị 305 triệu USD.

Nhìn chung, giá trị top 50 thương hiệu Việt Nam chạm mức 9,3 tỷ USD và chỉ riêng top 10 đã có giá trị thương hiệu 6,9 tỷ USD. Các thương hiệu thực phẩm và đồ uống trong top 10 có giá trị tổng cộng 3,03 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng giá trị thương hiệu top 50. Các công ty F&B khác nằm trong top 50 bao gồm doanh nghiệp đồ uống thuộc sở hữu gia đình Tân Hiệp Phát với trị giá 105 triệu USD, từng nổi tiếng bởi từ chối đề nghị mua trị giá 2,5 tỷ USD từ Coca-Cola; và doanh nghiệp sữa Nutifood với trị giá 85,2 triệu USD, gần đây rất được chú ý khi liên doanh với Asahi để ra mắt các sản phẩm sữa bầu và sữa trẻ nhỏ chất lượng Nhật Bản tại Viẹt Nam.

Ngành F&B và nền kinh tế Việt Nam

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, tiêu dùng thực phẩm và đồ uống hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm khoảng 15% tổng GDP, và Việt Nam được kỳ vọng sẽ lọt vào top 3 nước châu Á có tăng trưởng ngành F&B cao nhất vào năm 2020.

Chi tiêu thực phẩm và đồ uống không cồn dự báo tăng trưởng khoảng 11,6% trong giai đoạn 2018 – 2022, theo đánh giá của British Business Group Vietnam.​ “Tuy nhiên, do thu nhập hộ gia đình tiếp tục tăng, người tiêu dùng chuyển dịch sang phân khúc hàng hóa giá trị cao hơn. Người Việt Nam, với những mức thu nhập khác nhau, đều đặc biệt quant âm tới an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm”, theo hãng tư vấn doanh nghiệp này cho hay. “Trong bối ảnh như vậy, họ ngày càng sẵn sàng trả giá cao hơn, đặc biệt để mua các sản phẩm từ các thương hiệu nước ngoài”.

Ngày càng nhiều nguồn tài chính đổ vào các thương hiệu F&B hàng đầu

Đầu tháng này, Vinamilk thông báo doanh thu nửa đầu năm 2019 đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2019 đạt 125 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Vinamilk cho biết thêm các kết quả này đạt gần 50% mục tiêu doanh thu cả năm và 54,4% lợi nhuận được phân bổ cho cổ đông tính đến ngày 1/8/2019.

Theo Giám đốc đối ngoại Đỗ Thanh Tuấn của Vinamilk, xuất khẩu sẽ là một trọng tâm quan trọng của công ty để hướng tới. “Các dự án mà Vinamilk triển khai trong hoạt động mua bán và sát nhập ở nước ngoài mang lại nguồn doanh thu rất tích cực và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tổng doanh thu của Vinamilk”. Vinamilk sở hữu và vận hành 13 nhà máy sữa và 10 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam, Campuchia, New Zealand và Mỹ, theo Vietnam Advisors, ngoài một nhà máy đang được xây dựng tại Lào.

Sabeco cũng thông báo các kết quả kinh doanh quý 2/2019 gần đây, theo đó lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 66 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018, là mức lợi nuận quý cao nhất của công ty trong 3 năm qua. Theo các báo cáo nửa đầu năm 2019 từ ThaiBev, sở hữu Sabeco, tập đoàn cho hay Sabeco là một “động lực tăng trưởng chính” tại khu vực Đông Nam Á. Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (SSI) cho hay thị phần của Sabeco trên thị trường Việt Nam năm 2018 đạt 42,8%.

Masan Consumer thuộc sở hữu của tập đoàn Masan, có năm tài chính từ tháng 4 đến tháng 3 năm tiếp theo. Công ty gần đây đã công bố báo cáo thường niên năm 2018, theo đó lợi nhuận ròng sau trả lãi vay đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2017. Masan Consumer được cho là “động lực tăng trưởng chính” cho công ty, với tăng trưởng doanh thu đạt 28,2% trong cùng kỳ so sánh. Chủ tịch HĐQT tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết thêm Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu ròng 2 tỷ USD và lợi nhuận ròng 400 triệu USD vào năm 2020.

Theo Food Navigator Asia