Minh Phú đang tìm cách đảm bảo tôm nuôi từ tỉnh Cà Mau luôn luôn là một lựa chọn an toàn cho người mua thông qua triển khai chương trình có thể mở rộng có tên gọi Mô hình Đối tác Đảm bảo (The Partnership Assurance Model), bà Ganzler khẳng định. Bà Ganzler đã đích thân tới Cà Mau để tham dự sự kiện hội tụ các nhà xuất khẩu tôm, chương trình Monterey Bay Aquarium Seafood Watch, các lãnh đạo khu vực tư nhân và các nhà chức trách, bao gồm UBND Cà Mau, Cục thủy sản và Ủy ban phát triển khu vực tư nhân. “Động lực của thay đổi này là công ty thủy sản lớn của Việt Nam – Minh Phú – đang đặt mục tiêu giúp 20.000 hộ nuôi tôm Việt Nam áp dụng các thực hành nuôi cho phép họ đạt chỉ số xanh trong xếp hạng Seafood Watch’s Best Choice”.
Đây là tiền đề cho nông dân, các nhà chế biến, người mua, chính quyền địa phương và trung ương, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), và các tác nhân khác trong ngành cùng hợp tác với nhau, phát triển quy trình mà tất cả các tác nhân dọc chuỗi giá trị đều góp phần vào thành công của tiến trình. Khi sự tin tưởng được xây dựng, trách nhiệm xác nhận sẽ nhận được cú hích mạnh và đi dọc chuỗi giá trị, tránh phải chi trả phí thanh tra thường xuyên. Về cơ bản, các công cụ và quy trình xác nhận được phát triển ngay tại địa phương có thể được quản lý theo vùng – thay vì theo từng nông trại – giúp giảm chi phí và thời gian so với các mô hình xác nhận truyền thống.
Trong trường hợp của Minh Phú, Seafood Watch và công ty thanh tra SGS đã phát triển một nền tảng – một máy tính bảng để các thanh tra viên có thể theo các câu hỏi được thiết kế để suy ra dữ liệu liên quan – giúp giảm thời gian thanh tra thực địa từ 2 – 4 ngày xuống còn 1,5h.
Các hộ nuôi tôm của Minh Phú được gộp theo khu vực và bất cứ nông hộ nào chưa được chứng nhận sinh thái sẽ trải qua một quy trình chứng nhận 3 bước. Đầu tiên, sau khi phổ cập tập huấn, công ty sẽ có một bộ quy chuẩn đánh giá/thanh tra, sau đó một nhóm thứ hai (các đối tác chương trình được đào tạo, độc lập) sẽ triển khai bộ quy chuẩn trên và cuối cùng SGS sẽ tiến hành một loạt các thanh tra tổng thể. Các kết quả được so sánh để xem nếu các đợt thanh tra của nhóm đầu tiên – do Minh Phú thực hiện – có toàn diện và chính xác như nhóm thứ 3 do SGS thực hiện hay không. Các thanh tra viên bên thứ 3 sẽ tiếp tục tham gia vào quy trình, nhưng hy vọng là với thực hành này, Minh Phú có thể ngày càng đạt tỷ lệ thanh tra chuẩn cao hơn trong tương lai, mở ra một quy trình có tính nhân rộng mạnh hơn.
Theo Undercurrent News