Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, các nhà sản xuất Việt Nam phải thay đổi tư duy về thị trường Trung Quốc và cải thiện sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mới trên thị trường này. Ông nhấn mạnh rằng các nhà kinh doanh thường nghĩ rằng Trung Quốc là một thị trường dễ tính cả về quy định pháp luật và kiểm soát biên mậu. Tuy nhiên, tình hình nay đã thay đổi hoàn toàn và các tiêu chuẩn tại thị trường Trung Quốc đã cao hơn trước rất nhiều.
Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất trong năm đầu tiên của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc
Ông Nam đã có bài trình bày tai cuộc họp quốc tế về an toàn thực phẩm và quản lý xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước. Với thị trường quy mô 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam.
Bộ NNPTNT đang hợp tác chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để dỡ bỏ các rào cản và tổ chức các cuộc họp thông tin thị trường, ông Nam cho hay. “Các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, và nhãn hiệu đóng gói ở mức tương đương với các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc và Canada – nơi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định tương tự”.
Top các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đức.
Theo ông Đào Việt Anh, tham tán thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục là một thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với Việt Nam do nhu cầu lẫn sức mua đều đang tăng. Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích nhập khẩu thông qua các kênh chính ngạch để đáp ứng các nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, để tuân thủ các yêu cầu mới trên thị trường này, nông dân và doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi các phương thức sản xuất và kinh doanh.
Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức về thị trường Trung Quốc, hiện đã yêu cầu các tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Tiêu chuẩn sống của người Trung Quốc đã tăng mạnh nên nhu cầu đối với các sản phẩm chất lượng cao cũng tăng lên. Các nhà sản xuất – kinh doanh Việt Nam phải nhắm vào phân khúc thị trường cao cấp tại Trung Quốc.
Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 8,6 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc dạt 2,64 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2018. Ba nhóm hàng hóa – rau quả, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ - đạt doanh thu trên 1 tỷ USD. Việt Nam cũng dành 2,47 tỷ USD nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc trong năm 2018.
Hiện nay, 9 loại trái cây tươi từ Việt Nam được xuất khẩu qua các kênh chính ngạch sang Trung Quốc là thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Bộ NNPTNT đang đề xuất Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại trái cây khác của Việt Nam như sầu riêng, chanh dây, bơ, nho, dừa, na và quả gioi.
Trung Quốc đã thông báo miễn trừ thuế cho 33 sản phẩm thủy sản theo Thỏa thuận Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc, bao gồm tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá tra đông lạnh, cá basa và cá ngừ khai thác biển.
Theo VNS