SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Ngành cà phê cất cánh tại Trung Quốc – quốc gia của những người nghiện trà

Một buổi sáng mùa xuân tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh đông nam Tứ Xuyên, Zhang Xiaoyu đứng trong lớp học của cô, chuyên dạy về nghệ thuật pha cà phê. Trên bức tường phòng hòng là hàng tá các chứng nhận từ Hiệp hội cà phê đặc sản châu Âu xác nhận khả năng của Zhang trong hàng loạt kỹ năng, từ rang hạt cà phê tới pha cà phê. 7 học viên, tất cả đều là phụ nữ trong độ tuổi 20 – 30, hy vọng mở riêng cho mình một quán cà phê, chăm chú nhấp từng ngụm nhỏ cà phê và ghi chú về những hương vị họ cảm nhận.

Cho tới thập niên 1990s, cà phê hiếm khi được phục vụ tại Trung Quốc, trừ các khách sạn cao cấp dành cho người nước ngoài. Khi Starbucks mở quán đầu tiên vào năm 1999, vẫn còn rất mơ hồ về triển vọng ngành cà phê tại một đất nước của trà khi uống cà phê thường có giá cao hơn uống trà tại nước này. Starbucks đã nỗ lực thu hút những khách hàng chưa quen với vị đắng của cà phê bằng cách quảng bá các món cà phê nhiều đường sữa như Frappuccinos.

Trung bình người Trung Quốc chỉ uống 5 tách cà phê mỗi năm, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) có trụ sở tại Luân Đôn cho hay. Mức tiêu dùng này chỉ bằng 1,3% so với lượng cà phê tiêu thụ trung bình của người Nhật Bản hay người Mỹ. Nhưng cà phê đang trở nên ngày càng thời thượng trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Starbucks nay có tới khoảng 3.800 cửa hàng trên khắp Trung Quốc – nhiều hơn bất cứ nước nào khác ngoài Mỹ. Statista, một hãng nghiên cứu kinh doanh, cho biết thị trường cà phê rang tại Trung Quốc tăng trưởng hơn 10%/năm. Starbucks và các đối thủ cạnh tranh đang nhìn thấy những cơ hội lớn để mở rộng trên thị trường này.

Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cà phê quốc tế cũng đang đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mạnh từ chính Trung Quốc. Luckin Coffee, một chuỗi quán cà phê có trụ sở chính tại Bắc Kinh, đang nổi lên trở thành một đối trọng lớn. Kể từ khi thành lập chỉ chưa đầy 2 năm trước, đến nay Luckin Coffee đã mở hơn 2.300 cửa hàng. Ngày 17/5 vừa qua, đợt chào bán cổ phiếu lần đầu của Luckin trên thị trường chứng khoán Nasdaq đã gây vốn hơn 570 triệu USD, mang lại giá trị khoảng 4 tỷ USD.

Tăng trưởng phi thường của Luckin là một dấu hiệu mạnh mẽ cho một thay đổi. Người tiêu dùng Trung Quốc không còn coi cà phê là đồ uống cao cấp. Phần lớn các quán của Luckin chỉ là những kiốt nơi giới cổ cồn trắng có thể nhanh chóng mua đồ uống, thậm chí đặt đồ uống trực tuyến. Dịch vụ vận chuyển siêu nhanh cũng có thể được lựa chọn từ ứng dụng của Luckin. Nhưng nhu cầu đối với các lớp học của Zhang lại cho thấy rằng tầng lớp tiêu dùng cà phê tinh tế cũng đang nổi lên. Các quán cà phê độc lập mọc lên như nấm và tại các quán này, quy trình chuẩn bị các đồ uống từ cà phê được đẩy lên mức độ nghệ nhân cao cấp. Việc cho thêm đường sữa không còn nhất thiết cần cho người tiêu dùng Trung Quốc.

Whale Coffee, một quán cà phê thời thượng tại ngoại ô Yulin của Tứ Xuyên, vận hành bởi Pang Wenlong, người 3 năm trước cũng theo học các lớp của Zhang. Phần lớn các ngày trong tuần, Pang tập trung nghiên cứu các phương pháp rang cà phê thủ công hoặc thử nghiệm các hạt cà phê và phân loại các hạt cà phê lỗi bằng tay. Trong một chuyến thăm Whale Coffee của phóng viên The Economist, vị phóng viên đã gọi một Square Coffee – loại đồ uống được đặt tên bởi Whale Coffee nhìn ra một quảng trường, là sự phối trộn giữa hai loại cà phê rang. Ông Pang cho biết ông ưa thích cà phê rang Colombia hơn là cà phê Ethinopia khi kết hợp với cà phê Kenya.

Có tới khoảng 200 quán cà phê quy mô nhỏ như của ông Pang tại Thành Đô, theo ước tính của ông Pang. Sự xuất hiện nở rộ của các quán cà phê này thật sự ấn tượng bởi thành phố này vốn nổi tiếng với văn hóa uống trà. Nhiều cư dân thành phố này có vẻ rất thư giãn trong những quán ngoài trời với những người pha trà thong thả rót trà từ những ấm pha truyền thống. Xue Meiling, một khách hàng quen thuộc của Whale Coffee, cũng là chủ tiệm bánh, cho biết cô có thể mời bạn bè tới thưởng thức cà phê tại Whale cũng tương đương mức sẵn lòng mời tới nơi nào đó dùng trà.

Nhưng hai thị trường này rất khác biệt. Các phòng trà thường có xu hướng đón nhận phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn, những người có thể dành nhiều giờ thưởng thức trà, chơi mạt chược và tán chuyện. Trong khi các quán cà phê hiếm khi đón nhận luồng khách trên 40 tuổi. Những người trẻ coi không gian quán cà phê là nơi giao lưu xã hội, nhưng phần lớn các hoạt động tương tác của họ lại diễn ra trên mạng – chia sẻ ảnh các đồ uống, công cụ pha chế và không gian nội thất ấn tượng. Một lựa chọn trên ứng dụng đánh giá Dianping của Trung Quốc cho phép người dùng tìm kiếm các quán cà phê có wanghong,tức là nổi bật trên mạng với lối trang trí bắt mắt, phù hợp để chụp ảnh.

Nguồn: The Economist