SECC, TP. Hồ Chí Minh
12-15/11/2025

Liên minh Chè châu Á: Cơ hội hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu chè

Liên minh Chè châu Á (The Asian Tea Alliance (ATA) đã thông báo về một biên bản ghi nhớ (MoU), một thỏa thuận hành động hơn là một kế hoạch chính thức, giữa các tổ chức chính sách và ngành tại 5 nước sản xuất chè lớn nhất thế giới: Hiệp hội Chè Ấn Độ, Hiệp hội Marketing Chè Trung Quốc, Hiệp hội Marketing Chè Indonesia, Hội đồng Chè Sri Lanka và Hiệp hội Chè Nhật Bản. Đây là một đại diện điển hình cho các xu hướng liên quan đến hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh trước tương lai ngành chè trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dư công suất toàn cầu, biên lợi nhuận hoạt động gần như bằng 0 và các biến loạn về xã hội, lao động.

Hợp tác – cạnh tranh (co-opetition) được hiểu nôm na là “Hợp tác vào buổi sáng để bạn có thể cạnh tranh nhau vào buổi chiều”. Mô hình này rất khác so với mô hình hợp tác cartel nhằm chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các bên ngoài tổ chức hợp tác này. Đây là một tổ chức công cam kết hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể - nơi các lợi ích từ hợp tác vượt qua những lợi ích cá nhân. BBC tóm tắt vấn đề là “Tương lai của ngành chè phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các doanh nghiệp” và chỉ ra rằng “các công ty chè lớn nhất thế giới đang gác sang một bên bản năng cạnh tranh để bảo vệ tương lai dài hạn của ngành kinh doanh này” thông qua tính minh bạch và nguồn gốc xuất xứ, Fair Trade, Rainforest-UTZ, the Ethical Tea Partnership, và xác định danh tính nhà cung cấp. ATA là tổ chức hợp tác từ một phần ngọn của chuỗi giá trị chè.

Tác động và sức mạnh vận hành của ATA hiện chưa rõ bởi hiện mới chỉ ở dạng MoU. Tổ chức này có thể đối mặt với vấn đề thiếu tài chính hoặc các nguồn lực tổ chức hoặc không phải là ưu tiên của các nhà làm chính sách quốc gia và các lãnh đạo ngành. Nhưng đây là một phần trong những xu hướng đang nổi lên, từ việc “Đi một mình” (“Go it alone”) tới “Chúng ta chỉ có thể làm việc này nhờ hợp tác” (“We can only work on this together”). Việc này chính là tương lai của ngành chè. Và ATA bao gồm các thành viên giao dịch chè lớn nhất thế giới.

Dưới đây là top 10 nước sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2018, cho thấy các nước thành viên ÂT đang thống trị sản xuất, xuất khẩu chè thế giới nhưng lại chỉ là những thị trường nhỏ bé xét vè nhập khẩu.

Xuất khẩu và nhập khẩu chè của các top 10 nước sản xuất chè thế giới năm 2018

 

Sản xuất

Xuất khẩu

Nhập khẩu

1

Trung Quốc

2.5*

Trung Quốc

1.8

Pakistan

0.6

2

Ấn Độ

1.3

Kenya

1.1

Nga

0.5

3

Kenya

0.4

Ấn Độ

0.8

Mỹ

0.5

4

Sri Lanka

0.4

Sri Lanka

0.7

Anh

0.4

5

Việt Nam

0.3

Đức

0.3

Ai Cập

0.3

6

Thổ Nhĩ Kỳ

0.2

Ba Lan

0.2

Đức

0.2

7

Indonesia

0.1

Nhật Bản

0.1

Morocco

0.2

8

Myanmar

0.1

Anh

0.1

Nhật Bản

0.2

9

Iran

0.1

Mỹ

0.1

Việt Nam

0.2

10

Bangladesh

0.1

Việt Nam

0.1

Pháp

0.2

Đơn vị: triệu tấn

Đối với ATA, lịch trình làm việc là mở rộng cả về quy mô và chất lượng của không gian thương mại, vận động các nguồn lực theo hướng phát triển bền vững, với các mục tiêu cụ thể là:

·         Thương mại: trong các thị trường lớn như châu Âu, Nga gần như không sản xuất chè nhưng nhập khẩu chè hàng năm lên tới 500 triệu USD, phần lớn từ Kenya; Mỹ, là một trong những nước tái xuất chè tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đồng thời là một nước nhập khẩu lớn, và Tây Á – một cụm nước rất đa dạng, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Iran, cùng với một phần của Trung Quốc và Ấn Độ.

·         Trao đổi văn hóa: Các đoàn thương mại là một nhân tố chính trong các mối quan hệ thương mại trà. Các phái đoàn này đóng nhiều vai trò, như thúc đẩy truyền thông không chính thức, thử nghiệm các đề xuất và thỏa thuận, và đưa các lãnh đạo cấp cao của ngành, các nhà chính trị và NGO tham gia vào các vấn đề. Sri Lanka từ lâu phụ thuộc vào các phái đoàn thương mại để giúp xây dựng các thị trường xuất khẩu và các nước xuất khẩu chè nhỏ hơn Việt Nam và Indonesia dựa nhiều vào các tổ chức này để nới lỏng các hạn chế nhập khẩu tại các thị trường như Nhật Bản.

ATA nổi lên từ hàng loạt các tương tác như vậy, với bản MoU ra đời vào tháng 12/2018 tập trung vào xúc tién thị trường toàn cầu của Trung Quốc và Ấn Độ với hình ảnh các nhà sản xuất chè cao cấp.

·         Trao đổi công nghệ: Đây là một lĩnh vực chưa được khai phá đúng mực. Có hàng loạt các ứng dụng tiến bộ nhưng lại thiếu chia sẻ thông tin, chuyên môn và kinh nghiệm. Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ drones cho nông nghiệp thông minh và Nhật Bản về công nghệ robot. Có rất nhiều lĩnh vực còn dư địa chia sẻ.

·         Xúc tiến thương mại toàn cầu: Thông điệp rộng lớn là kỷ nguyên của chè hàng hóa chất lượng thấp đã qua đối với những người sản xuất chè ATA. Thị trường chè đang xảy ra tình trạng dư cung. Biến đổi khí hậu đang đưa toàn ngành vào tình trạng bất ổn và khó dự báo. Sri Lanka và Kenya đang trải qua những đợt hạn hán nặng nề, làm giảm mạnh sản lượng.

Giá chè giảm do dư cung, trong khi chi phí sản xuất tăng lên. Tương lai của ngành chè sẽ phụ thuộc vào khả năng tăng chất lượng sản phẩm, một thông điệp mà ATA đặt mục tiêu trở thành thương hiệu cho Liên minh.

·         Lộ trình bền vững của ngành chè châu Á: Đây rõ ràng là một trọng tâm trong hợp tác – cạnh tranh ở mọi lĩnh vực ngành chè, từ búp chè cho tới tách chè mà người tiêu dùng cuối cùng thưởng thức. Lộ trình mở rộng là tập trung vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của UN, với sự hỗ trợ triển khai của các tổ chức như Solidaridad Network – một tổ chức được tài trợ bởi chính phủ 4 nước châu Âu và IFC.

Nguồn: Business Standard, India Today, Times of India