Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) Phạm Thiết Hoa, logo chứng nhận các tiêu chuẩn halal trên sản phẩm là bằng chứng cho thấy sản phẩm phù hợp với người Hồi giáo. Chứng nhận Halal đóng vai trò chính trong bảo vệ lợi ích người tiêu dùng bởi không chỉ đáp ứng các quy định tôn giáo mà còn tuân thủ các quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm có chứng nhận halal.
Theo các thống kê gần đây, có gần 1,8 tỷ người Hồi giáo trên toàn thế giới, chiếm khoảng 23% dân số toàn cầu. Phần lớn người Hồi giáo tập trung sống tại Malaysia, Indonesia, Brunei, Saudi Arabia, UAE và các nước khác tại Trung Quốc. Do chỉ một số ít các nước này sản xuất các sản phẩm halal nên tiềm năng thị trường là rất lớn. Thâm nhập vào các thị trường này sẽ cải thiện năng lực thị trường của Việt Nam và mở ra các cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Theo giám đốc kinh doanh của Halal Centre tại Việt Nam, Ramlan Osman, ngành sản xuất liên quan đến halal bao gồm thực phẩm và đồ uống chế biến chứng nhận halal, cũng như nguyên liệu thô cho chế biến, dược mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân, các dịch vụ logistic và nhà hàng. Trong 1,8 tỷ người Hồi giáo trên thế giới, 1 tỷ người tập trung tại châu Á, trong đó 230 triệu người sống tại Đông Nam Á. Bốn nước châu Á là các thị trường Hồi giáo đang phát triển bao gồm Indonesia, Pakista, Ấn Độ và Bangladesh, với 700 triệu người tiêu dùng. Do tổng dân số Hồi giáo dự báo tăng 27% từ nay đến năm 2050, tiêu dùng các sản phẩm halal dự báo sẽ có giá trị 15.000 tỷ USD.
Nhiều nước đang khai thác tiềm năng các thị trường Halal. Trong số 7 nước có tốc độ xuất khẩu mạnh nhât, chỉ có 2 nước Hồi giáo là Malaysia và UAE. Đặc biệt, Malaysia đã phát triển kế hoạch tổng thể phát triển ngành halal 2.0, đặt mục tiêu tạo ra Halal Malaysia – một nền kinh tế và văn hóa toàn cầu hóa. Đồng thời, UAE có kế hoạch trở thành trung tâm kinh tế Hồi giáo, tập trung vào lĩnh vực tài chính Hồi giáo và Halal. Theo Ramlan Osan, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển một nền kinh tế halal.
Với tăng trưởng GDP trung bình 6 – 7%/năm, Việt Nam có một nền tảng mạnh để phát triển ngành công nghiệp halal. Việt Nam có lợi thế nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất halal như cà phê, gạo, thủy sản, các loại gia vị, các loại đậu và rau, cùng với nhiều sản phẩm khác. Việt Nam cũng được nhìn nhận là một điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, tăng trưởng trong ngành nhà hàng và khách sạn có thể tận dụng cơ hội bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn halal.
Số liệu thống kê gần đây cho thấy cung ứng các sản phẩm halal tiềm năng có thể trị giá lên tới 34,1 tỷ USD nhưng con số thực tế mà Việt Nam đạt được mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD và còn nhiều dư địa để khai thác.
Theo VNS