SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn vào công nghệ chế biến trái cây

Các công nghệ bảo quản và chế biến là chìa khóa để tăng giá trị xuất khẩu nông sản. Trong khi tình hình xuất khẩu nông sản những tháng đầu năm không mấy ấn tượng, xuất khẩu trái cây vẫn diễn biến tích cực với giá trị xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019.

TH Group, Nafoods, Doveco và Lavifood đã xây dựng 6 nhà máy với tổng vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng để đạt đầu ra 150.000 tấn sản phẩm hàng năm. Nhà máy trị giá 1.500 tỷ đồng của Tanifoods tại tỉnh Tây Ninh do Lavifood đầu tư đã đi vào vận hành vào đầu năm 2019. Nhà máy này có thể chế biến trái cây ở 4 cấp độ: (i) xử lý cơ bản, đóng gói để xuất khẩu tươi; (ii) cấp động; (iii) sấy khô trái cây; và (iv) sản xuất nước trái cây. Tanifoods đang hoàn thiện quy trình để xin cấp phép xử lý trái cây tươi cho xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Vina T&T hiện có 7 cơ sở xuất khẩu trái cây với các nhà máy xử lý thô tại Đồng Tháp, Bến Tre và Tiền Giang, cùng với các vườn nguyên liệu được kiểm soát nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Doanh nghiệp này cũng đã xây dựng một nhà máy chế biến dừa tươi tại tỉnh Bến Tre với công suất 25 triệu trái dừa/năm.

Công ty XNK trái cây Chánh Thu tại tỉnh Bến Tre cũng vừa khởi công một nhà máy chế biến trái cây với vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Công ty hiện đang quản lý một khu vực trồng 25 loại trái cây trên diện tích 400ha.

Trong khi đó, công ty Thuận Thiên Thành chuyên về mãng cầu xiêm có một nhà máy công suất 3 tấn/ngày tại tỉnh Đồng Tháp. Các sản phẩm của công ty hiện có mặt tại Singapore, Brunei, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Mỹ. Gần đây, công ty cũng đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Giám đốc công ty XNK Chánh Thu Nguyễn Thị Hồng Thu cho biết Trung Quốc gần đây thắt chặt các yêu cầu về chất lượng trái cây xuất khẩu. Chỉ các sản phẩm chất lượng cao và được chế biến bằng công nghệ hiện đại mới có thể được các khách hàng Trung Quốc chấp nhận.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Vina T&T, công ty ông đã đầu tư 400 tỷ đồng vào các dự án nông nghiệp, trong đó 30-40$ dành cho trang thiết bị và công nghệ. Hiện dừa tươi cho xuất khẩu có thể bảo quản trong 80 ngày, nhãn 45 – 60 ngày, thanh long 30 ngày và xoài 30 ngày. “Thời gian bảo quản tương đối ngắn và chúng tôi cần phải kéo dài thời gian này 2 – 3 lần để đảm bảo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm”, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo VNS