SECC, TP. Hồ Chí Minh
12-15/11/2025

Thị trường M&A ngành thực phẩm – đồ uống và hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam dự báo sôi động trong thời gian tới

Thị trường mua bán và sát nhập của Việt Nam đang ngày một sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống và thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng nhanh, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng và các đối thủ cạnh tranh đang liên tục tái định hình danh mục hoạt động.

Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến những thương vụ mua bán và sát nhập (M&A) rất lớn, khi chuỗi nhà hàng lớn nhất Philippines, Jollibee Foods Corporation, đã chi 350 triệu USD để thâu tóm Coffee Bean & Tea Leaf. Jollibee sẽ đầu tư 100 triệu USD để mua 80% cổ phần trong liên doanh Singapore với các đối tác Việt Nam, theo một người phát ngôn cho hay trong biên bản công bố thông tin trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, 20% còn lại trong liên doanh Singapore sẽ được CTCP Quốc tế Việt Thái mua. CTCP Quốc tế Việt Thái hiện cũng là đối tác của Jollibee trong Highlands Coffee và Phở 24.

Jollibee cũng thông báo đầu tư thêm 250 triệu USD để trả một phần nợ của Coffee Bean & Tea Leaf, một quyết định có vẻ sẽ làm phật lòng các nhà đầu tư của Jollibee. Sau thông báo này, cổ phiếu của Jollibee đã giảm giá 8%, mức giảm mạnh nhất trong 1 phiên giao dịch trong 2 năm qua. Bất kể Jollibee có quyết định sát nhập Coffee Bean & Tea Leaf và Highlands Coffee, động thái vừa qua cũng sẽ làm rung chuyển thị trường chuỗi quán cà phê.

Một thương vụ M&A đáng chú ý khác trong ngành F&B diễn ra trong ngành sữa, khi nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam, Vinamilk, đã tăng tỷ lệ cổ phần trong GTNFoods từ 2,32% lên 38,34%. Khoản đầu tư này sẽ củng cố vị thế của Vinamilk trên thị trường. GTNFoods sở hữu 74,5% cổ phần của Tập đoàn Chăn nuôi Việt Nam; tập đoàn này lại sở hữu 51% cổ phần Sữa Mộc Châu – một thương hiệu sữa nổi tiếng miền Bắc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Seck Yee Chung, đối tác của Baker McKenzie Vietnam cho biết, “các hoạt động M&A trong năm 2018 không vượt qua năm 2017 – năm có 2 thương vụ công ty đại chúng cỡ lớn trong ngành đồ uống. Tuy nhiên, các hoạt động M&A trong các lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng và F&B vẫn cao hơn các lĩnh vực khác và trong năm 2019, chúng tôi dự báo tăng trưởng lẫn các khoản đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào các lĩnh vực này, bao gồm các nền tảng công nghệ và logisitics để hỗ trợ tăng trưởng”.

Trong ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam, các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị mini vẫn là một trong các phân khúc tăng trưởng nhanh nhất, với những người trong ngành dự báo các khoản đầu tư sẽ tiếp tục được tung ra. Một số nhà bán lẻ nước ngoài như Lotte Mart và FamilyMart có kế hoạch mở rộng trong năm 2020. “Chúng tôi nhận ra và dự báo đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SOEs) được cổ phần hóa do các chính sách nới lỏng hạn mức sở hữu nước ngoài tiếp tục diễn ra khi chính phủ muốn mở rộng cửa cho những tên tuổi hàng tiêu dùng lớn”, ông Chung cho biết thêm. “Chúng tôi cũng dự báo các công ty F&B nội địa hiện dẫn đầu thị trừng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, như Masan đã thu hút được đầu tư từ Boon Rawd và SK Group.”

Hoạt động cổ phần hóa nhà sản xuất dầu ăn dẫn đầu Việt Nam là Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), được cho là sẽ thu hút sự chú ý rất lớn từ các nhà đầu tư. Tập đoàn Đầu tư Vốn nhà nước (SCIC) gần đây đã thông báo kế hoạch đưa toàn bộ 36,3% cổ phần trong Vocarimex – khoảng 44,2 triệu cổ phiếu – lên sàn chứng khoán Hà Nội vào ngày 15/8 ở mức giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu. Vocarimex hiện nắm giữ 26,54% cổ phần Dầu thực vật Tường An, và 40% cổ phần Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè cũng như rất hiều lô đất tại các địa điểm đắc địa trên khắp cả nước. Công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn Kido, vẫn là cổ đông lớn nhất (51%) trong Vocarimex.

Trong khi đó, PAN Group – công ty chuyên về nông nghiệp và thực phẩm, cũng đang tiến tới thâu tóm tập đoàn Bibica, một trong những doanh nghiệp bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, đã chào mua hơn 7,7 triệu cổ phiếu Bibica, tương đương 49,93% cổ phần ở mức giá 68.500 đồng/cổ phần. Nếu PAN Group thành công trong thương vụ trị giá gần 530 tỷ đồng (23,04 triệu USD), công ty sẽ giành quyền kiểm soát toàn bộ Bibica từ các cổ đông lớn khác, bao gồm Lotte Confectionery.

Hai cổ đông lớn của Bibica - Lotte Confectionery và PAN Food – đã xung đột nhiều năm qua về chiến lược phát triển của Bibica, và PAN Food hy vọng có thể phá vỡ điêm nghẽn bằng động thái mới nhất này. Cổ phần hóa Vocarimex và việc The Pan Group mua lại Bibica sẽ thúc đẩy các hoạt động M&A trong ngành hàng iêu dùng nhanh (FMCG).

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc thương mại của Worldpanel tại Kantar Việt Nam, vài năm qua chứng kiến sự nổi lên của M&A trên nhiều thị trường, từ bất động sản và tài chính tới công nghệ và dược phẩm. Trong ngành FMCG, giá trị và số lượng các thương vụ M&A đang tăng lên, hứa hẹn một tương lai sôi động. “Các thương vụ địa phương – quốc tế lớn đang rung chuyển thị trường, như việc thâu tóm mảng kinh doanh bánh kẹo tại Kinh Đô của Mondelez, hay việc Thai Beverages mua lại 53% cổ phần của Sabeco trong năm 2017. Hoạt động này không chỉ giới hạn trong sản xuất. CÁc nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang tham gia vào cuộc đua, khi TCC thâu tóm Metro Cash&Carry, và Central Group mua lại Big C với giá 1,1 tỷ USD”.

Theo VIR