SECC, TP. Hồ Chí Minh
12-15/11/2025

Việt Nam dẫn đầu khẩu phần tiêu thụ mì gói

Covid 19 khiến thói quen sử dụng mì ăn liền của người Việt tăng lên, trong 3 năm trở lại đây (2020 đến nay), Việt Nam luôn được xếp vào top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới. Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA) cho hay dù xếp vị trí thứ 3 về sản lượng tiêu thụ (sau Trung Quốc và Indonesia), xét về số lượng lần ăn mì với mỗi người Việt một năm, lại dẫn đầu thế giới.

Xét theo đầu người, một năm mỗi người Việt có 85 lần ăn mỳ - đứng đầu thế giới về khẩu phần ăn loại thực phẩm này, theo WINA.

Theo Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới (WINA), trong 3 năm trở lại đây (2020 đến nay), Việt Nam luôn được xếp vào top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới.

Trong báo cáo đánh giá mới đây, WINA cho hay dù xếp vị trí thứ 3 về sản lượng tiêu thụ (sau Trung Quốc và Indonesia), xét về số lượng lần ăn mỳ với mỗi người Việt một năm, lại dẫn đầu thế giới.

Năm ngoái, Việt Nam tiêu thụ gần 8,5 tỷ gói, tăng hơn gấp rưỡi so với 2019 (57%). Xét theo đầu người, trung bình một người Việt có 85 lần (khẩu phần) ăn mỳ mỗi năm, tức cứ 4 ngày họ ăn một suất mỳ ăn liền. Tiếp đến là Hàn Quốc và Thái Lan trung bình một tuần (7 ngày) họ ăn một suất mì ăn liền.

Người Việt tăng tiêu thụ mỳ gói, theo WINA, do tác động của Covid -19 đã khiến người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn vì chúng tiện lợi. Ngoài ra, lượng sản phẩm mỳ ăn liền ngày càng đa dạng giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Trong quá trình phát triển, các công ty sản xuất mỳ ăn liền đã kết hợp thành công văn hóa ẩm thực của nhiều vùng khác nhau trên thế giới nên được ưa chuộng.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền ngày càng có nhiều thành tích cao khi 3 năm liền sản lượng tiêu thụ sản phẩm này luôn đi lên. Xét về thị phần, Acecook và Masan là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mỳ gói, chiếm tổng cộng 33%, theo Euromonitor - một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Anh.

Theo đó, tính về tổng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ, Acecook cho biết năm 2022 họ bán ra thị trường Việt Nam 3,3 tỷ gói mỳ. Trong đó, Masan không công bố số liệu chi tiết về từng nhóm sản phẩm nhưng báo cáo thường niên năm 2021 cho biết doanh nghiệp này có 5 thương hiệu đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, trong đó có 2 thương hiệu là mỳ ăn liền.

Với Asia Foods, tổng quy mô doanh thu của nhóm này đạt trên 5.000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2017-2021. Tương tự, Uniben giữ tốc độ tăng trưởng liên tục trong 5 năm gần đây. Năm 2021, doanh thu của nhà sản xuất này đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2020.

Ông Kaneda Hiroki - Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết thị trường mỳ gói tại Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Việt Nam là quốc gia rất đặc biệt về tiêu thụ mỳ ăn liền khi vươn lên vị trí dẫn đầu về khẩu phần tiêu thụ mỗi người hàng năm. Do đó, 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ mỳ ăn liền của công ty tăng 10% so với cùng kỳ.

"Năm nay, Acecook đặt mục tiêu bán ra thị trường Việt 3,5 tỷ gói mỳ, tăng 6% so với 2022", ông Kaneda Hiroki nói.

CEO doanh nghiệp này cũng cho biết người Việt ngày càng ăn nhiều gạo hơn - vốn chiếm gần hai phần ba tổng sản lượng lương thực thực phẩm nên công ty đang đa dạng nhóm sản phẩm làm từ gạo, trong đó, bún tươi là mặt hàng mới ra mắt nhưng đang được người tiêu dùng ưa thích.

Khảo sát và sản lượng tiêu thụ mỳ trên thế giới được WINA thống kê hàng năm trên 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng mỳ ăn liền.

Nguồn: vnexpress.net