SECC, TP. Hồ Chí Minh
12-15/11/2025

Các quy định truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực phẩm bắt đầu có hiệu lực từ giữa tháng 10

Thông tư 25/2019 về truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm thực phẩm thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/10. Thông tư này nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo minh bạch thông tin ở tất cả các khâu, từ sản xuất, tới chế biến và phân phối.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, khi thực phẩm bán tại các siêu thị đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC và HACCP, truy xuất nguồn gốc xuất xứ trở nên hiệu quả hơn và phát triển thành một xu hướng thiết yếu.

Xu hướng hiện tại này nhằm áp dụng công nghệ và thiết bị điện tử để cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc. Với các tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ đóng dấu trên các sản phẩm xuất nhập khẩu, người tiêu dùng chỉ cần sử dụng ứng dụng quét mã QR trên điện thoại thông minh để kiểm tra thông tin họ mua.

Cùng với thông tư này, các cơ sở sản xuất thực phẩm và các nhà chế biến thực phẩm sẽ thiết lập một cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc để lưu trữ thông tin về các lô hàng sản phẩm thực phẩm, xuất xứ của các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu, các quá trình chế biến và bảo quản.

Bên cạnh đó, dữ liệu phải được lưu trữ trong ít nhất 12 tháng trước ngày hết hạn sử dụng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất thực phẩm và các nhà chế biến thực phẩm sẽ được yêu cầu tuân thủ các quy định truy xuất nguồn gốc xuất xứ liên quan đến nhận cảnh báo từ các tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan chức trách. 

Theo VNS