SECC, TP. Hồ Chí Minh
13-16/11/2024

Nhiều mặt hàng nông sản thuộc thế mạnh xuất khẩu của tỉnh Nghệ An

Lạc nhân vốn là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của Nghệ An. Hiện nay, tỉnh Nghệ An chiếm gần 1/4 diện tích trồng lạc của cả nước, đứng đầu về sản xuất lạc nhân. 20 huyện, thành, thị xã của tỉnh đều trồng lạc, trong đó có 6 huyện là Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Cửa Lò, Thanh Chương và thành phố Vinh đã hình thành vùng chuyên canh lạc và mô hình trồng lạc công nghệ cao phục vụ xuất khẩu.

Với diện tích tự nhiên 16.487 km2, hình thành các vùng rõ rệt như miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi, khí hậu bốn mùa nhiều nắng và mưa, độ ẩm cao (80 – 85%), tỉnh Nghệ An phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày. Trong đó, lạc là loại cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích gieo trồng lớn, năng suất cao, phù hợp với các loại đất ở các vùng đất cát ven biển, đất bãi ven sông, đất phù sa cổ và đồi dốc.

Lạc nhân vốn là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của Nghệ An. Hiện nay, tỉnh Nghệ An chiếm gần 1/4 diện tích trồng lạc của cả nước, đứng đầu về sản xuất lạc nhân. 20 huyện, thành, thị xã của tỉnh đều trồng lạc, trong đó có 6 huyện là Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Cửa Lò, Thanh Chương và thành phố Vinh đã hình thành vùng chuyên canh lạc và mô hình trồng lạc công nghệ cao phục vụ xuất khẩu.

Diện tích gieo trồng lạc mỗi năm của tỉnh đạt khoảng 17.500-18.000 ha, mang lại tổng sản lượng khoảng 40.000 tấn lạc vỏ. Trong đó, khối lượng lạc vỏ có thể xuất khẩu đạt khoảng 28.000 tấn, tương đương khoảng 19.000 tấn lạc nhân, cung cấp 50 – 60% tổng khối lượng lạc xuất khẩu của cả nước. Ngoài mục đích sử dụng trong thực phẩm hằng ngày, hạt lạc còn chứa nhiều vitamin nhóm B và là nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn, bánh kẹo, pho mát... có giá trị cao.

Thị trường xuất khẩu lạc chủ yếu  của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An là Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, trong đó Thái Lan và Indonesia là hai thị trường lớn.

Cùng với lạc, sắn cũng là một trong những mặt hàng nông sản chính của tỉnh Nghệ An. Với đặc điểm là vùng đất nửa trung du, nửa miền núi, đất tầng canh tác dày, không bị ngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, đất đai của tỉnh Nghệ An thích hợp cho việc trồng và hình thành các vùng nguyên liệu sắn.

Hiện nay, các kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chế biến sắn ngày càng hoàn chỉnh từ khâu giống đến kỹ thuật thâm canh, canh tác, thu hoạch, chế biến và xử lý môi trường, đã khắc phục được các hạn chế trước đây. Với việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào mô hình quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn của Quacert, sản phẩm tinh bột sắn thu được giá thành rẻ lại đạt hiệu quả cao: độ kết dính cao, độ trắng, mịn tốt. Tinh bột sắn Nghệ An đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. Đến nay, mặt hàng nông sản này của tỉnh Nghệ An đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Australia, Gambia, Senegan, Li băng và Srilanka…

Ngoài ra, tỉnh Nghệ An còn có thế mạnh về sản phẩm sữa. 3 năm gần đây, đàn bò sữa ở Nghệ An trở thành một loại vật nuôi chủ lực của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế thực sự to lớn cho các doanh nghiệp. Hiện nay, Nghệ An có trang trại bò sữa của Công ty CP Thực phẩm TH và Công ty Vinamilk, và các trang trại, gia trại khác. Những sản phẩm từ bò sữa (sữa bò) chủ yếu được các đơn vị sản xuất sữa tươi, sữa chua, sữa nhân tạo như sữa đặc, sữa bột.

Đáng chú ý, lần đầu tiên tại Việt Nam, giải pháp chăm sóc gia súc theo quy trình hiện đại và khoa học nhất được áp dụng, từ khẩu phần thức ăn được kiểm duyệt chặt chẽ  đến chế độ nghỉ ngơi và các khâu trong chăn nuôi được quản lý đồng bộ. Với chu trình công nghệ chăn nuôi khép kín hiện đại này, hệ thống nông trại TH cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch và an toàn cho nhà máy chế biến sữa TH quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu hiện nay đang thiếu hụt của xã hội, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung sữa nhập khẩu sữa từ nước ngoài.

Nguồn: Bản tin Xuất khẩu - Trung tâm Hỗ trợ Xuất Khẩu (PROMOCEN)