Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) - Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, chính thức đồng ý cho phép Việt Nam được xuất khẩu quả vú sữa sang nước này.
Đây là kết quả sau nhiều năm Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu loại quả này và được phía Hoa Kỳ xem xét thông qua về điều kiện kiểm dịch thực vật. Như vậy đến nay, vú sữa là loại quả thứ 5 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Trước đó, 4 loại quả khác của Việt là vải, nhãn, chôm chôm và thanh long cũng đã được xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, trong số 16 loại quả mà phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Hoa Kỳ, vú sữa là một trong số những loại quả được các doanh nghiệp nước này đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính đặc sản riêng mà nhiều nước không có. Đặc biệt, Việt Nam là nước đầu tiên được cấp phép xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ.
Theo Hoàng Trung, yêu cầu về điều kiện, quy trình kiểm dịch thực vật đối với quả vú sữa xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng tương tự như đối với các loại quả khác đã được xuất khẩu sang nước này như: phải có vùng trồng được cấp mã số và phải trải qua quá trình chiếu xạ trên cơ sở thống nhất giữa cơ quan kiểm dịch thực vật hai nước về bản đồ, liều lượng chiếu xạ. Đối với các đối tượng dịch hại, phía Hoa Kỳ yêu cầu việc kiểm soát đối tượng dịch hại bắt buộc đối với 8 loại sâu hại, chủ yếu là các loại ruồi đục quả và rệp.
Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp với một số doanh nghiệp ở phía Nam trực tiếp xuống các vùng trồng ở Tiền Giang để kết nối nguồn hàng. Sau đó sẽ thống nhất chuẩn về quy cách bao gói, kích thước, cân nặng…trước khi xuất khẩu. Tới đây, Cục sẽ phối hợp với các địa phương rà soát các vùng trồng vú sữa, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre. Cục cũng sẽ cùng các địa phương hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc vú sữa theo quy trình VietGAP, quy định của Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số vùng trồng.
Theo Cục bảo vệ thực vật, hiện nay, diện tích trồng cây vú sữa của cả nước đạt khoảng 5.000ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 60.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay, quả vú sữa Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ nội địa hoặc một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN. Do đó, việc vú sữa vào được thị trường khó tính như Hoa Kỳ mở ra cơ hội lớn để loại quả này tăng sự hiện diện của mình trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu quả vú sữa sang Hoa Kỳ cũng như sang các nước khác.
Việt Nam là nước đầu tiên được cấp phép xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ
Vú sữa hiện là một trong những loại quả xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Việc vú sữa chính thức được thị trường khó tính như Hoa Kỳ chấp thuận đã mở ra nhiều triển vọng về tương lai của loại quả này.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) - Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, chính thức đồng ý cho phép Việt Nam được xuất khẩu quả vú sữa sang nước này.
Đây là kết quả sau nhiều năm Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu loại quả này và được phía Hoa Kỳ xem xét thông qua về điều kiện kiểm dịch thực vật. Như vậy đến nay, vú sữa là loại quả thứ 5 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Trước đó, 4 loại quả khác của Việt là vải, nhãn, chôm chôm và thanh long cũng đã được xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, trong số 16 loại quả mà phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Hoa Kỳ, vú sữa là một trong số những loại quả được các doanh nghiệp nước này đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính đặc sản riêng mà nhiều nước không có. Đặc biệt, Việt Nam là nước đầu tiên được cấp phép xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ.
Theo Hoàng Trung, yêu cầu về điều kiện, quy trình kiểm dịch thực vật đối với quả vú sữa xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng tương tự như đối với các loại quả khác đã được xuất khẩu sang nước này như: phải có vùng trồng được cấp mã số và phải trải qua quá trình chiếu xạ trên cơ sở thống nhất giữa cơ quan kiểm dịch thực vật hai nước về bản đồ, liều lượng chiếu xạ. Đối với các đối tượng dịch hại, phía Hoa Kỳ yêu cầu việc kiểm soát đối tượng dịch hại bắt buộc đối với 8 loại sâu hại, chủ yếu là các loại ruồi đục quả và rệp.
Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp với một số doanh nghiệp ở phía Nam trực tiếp xuống các vùng trồng ở Tiền Giang để kết nối nguồn hàng. Sau đó sẽ thống nhất chuẩn về quy cách bao gói, kích thước, cân nặng…trước khi xuất khẩu. Tới đây, Cục sẽ phối hợp với các địa phương rà soát các vùng trồng vú sữa, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre. Cục cũng sẽ cùng các địa phương hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc vú sữa theo quy trình VietGAP, quy định của Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số vùng trồng.
Theo Cục bảo vệ thực vật, hiện nay, diện tích trồng cây vú sữa của cả nước đạt khoảng 5.000ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 60.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay, quả vú sữa Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ nội địa hoặc một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN. Do đó, việc vú sữa vào được thị trường khó tính như Hoa Kỳ mở ra cơ hội lớn để loại quả này tăng sự hiện diện của mình trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu quả vú sữa sang Hoa Kỳ cũng như sang các nước khác.